会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhacai tv】Nhu cầu cấp bách là hỗ trợ lao động và dòng tiền!

【nhacai tv】Nhu cầu cấp bách là hỗ trợ lao động và dòng tiền

时间:2025-01-11 01:47:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:960次

Tuy nhiên,ầucấpbáchlàhỗtrợlaođộngvàdòngtiềnhacai tv thiếu lao động và vốn lưu động là hai vấn đề đặt ra với các kế hoạch này. 

Lao động đang là vấn đề khó khăn nhất với doanh nghiệpsử dụng nhiều lao động. Ảnh: Đ.T

Tình hình đang tốt lên

Tuần cuối tháng 10, không khí cuộc trao đổi thường xuyên giữa các hiệp hội doanh nghiệp và Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tếtư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ khác hẳn những tuần trước.

“Tinh thần phấn khởi rõ hơn sau khi Chính phủ, địa phương tập trung triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP (quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19). Dù một số địa phương có tỷ lệ tiêm vắc-xin còn thấp, nhưng chúng tôi thấy rõ, việc đóng cứng sẽ không xảy ra nữa, chính quyền các địa phương và cả doanh nghiệp đã bản lĩnh hơn trong xử lý các giải pháp phòng, chống dịch”, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) chia sẻ.

Thông tin trên được các hiệp hội dệt may, điện tử, logistics, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, Đà Nẵng... đồng tình. Ngay tại khu vực TP.HCM, tâm dịch Covid-19 hơn 1 tháng trước, tốc độ trở lại của doanh nghiệp được cho là nhanh.

Ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp TP. Thủ Đức, Chủ tịch Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn thông tin, hầu hết trong số 40.000 doanh nghiệp hội viên đã quay trở lại. “Các doanh nghiêp đang ổn định hoạt động, theo nghĩa có đầu ra ổn định, tâm lý người chủ, lao động bình tĩnh hơn, dù F0 có thể xuất hiện”, ông Việt Anh nói.

Sự ổn định này đang được hậu thuẫn thêm bởi sự hỗ trợ giảm thuế VAT và thu nhập doanh nghiệp, được áp dụng từ ngày 1/11 đến hết năm. Đây chính là thời gian các nguyên vật liệu sẽ về cảng, doanh nghiệp bắt đầu sản xuất, phát sinh các hoạt động mua bán..., nên việc giảm thuế VAT sẽ ngay lập tức hỗ trợ dòng tiền cho doanh nghiệp.

Trong số các doanh nghiệp đã hoạt động trở lại, thuận lợi nhất là những doanh nghiệp đã duy trì “3 tại chỗ” do giữ được tỷ lệ lao động ở lại cao, ổn định đơn hàng và có kinh nghiệm trong xử lý các phát sinh do các giải pháp phòng, chống dịch. Một số doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may như Việt Tiến, Thành Công, May Phong Phú... đang có tỷ lệ lao động ở lại nhà máy và quay lại làm việc lên tới 80-90%.

Trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, lưu thông đã được nối thông. “Thời gian khó khăn nhất đã qua. Vẫn còn một số vấn đề nhỏ, nhưng tôi nghĩ, thời gian tới sẽ hết, khi việc thực thi Nghị quyết 128 và các hướng dẫn thuần thục hơn. Đây là thời điểm để nói về kế hoạch hồi phục”, ông Trần Đức Nghĩa, Giám đốc Công ty Delta International nói.

Đặc biệt, sau giai đoạn buộc phải tiết giảm lao động, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi quản trị, quy trình quản lý, điều hành. Có doanh nghiệp ngành dệt cho biết, hiện tại, nhu cầu lao động của họ chỉ còn 300 người, thay vì 450 người như trước dịch, bởi năng suất lao động đã tăng lên đáng kể.

Khó khăn trước mắt là lao động

“Lao động vẫn đang là vấn đề khó khăn nhất, nhất là đối với doanh nghiệp sản xuất, với nhóm lao động có tay nghề, kỹ năng, không dễ thay thế”, ông Việt Anh nói.

Đợt khảo sát 400 doanh nghiệp TP. Thủ Đức vào tuần trước cho thấy, tỷ lệ lao động quay trở lại nhà máy chỉ khoảng 30%, chủ yếu là những người có nhà tại khu vực TP.HCM.

Việc quay trở lại của nhóm lao động đã về quê đang phát sinh vướng mắc, cho dù người lao động có nhu cầu khi doanh nghiệp liên hệ. Lý do, theo ông Việt Anh, là nhiều người lao động chưa được tiêm vắc-xin (với nhóm về vào tháng 7/2021), tiêm được 1 mũi (nhóm về đợt giữa tháng 8/2021), không đủ điều kiện qua nhiều chốt phòng dịch khi trở lại TP.HCM, như chốt ở ngã 7 Phụng Hiệp, cầu Cần Thơ, Ngã ba Trung Lương...

“Chúng tôi có nhà máy ở TP.HCM và Hậu Giang, nhưng các chuyên gia, kỹ thuật viên đi lại giữa hai nhà máy này vẫn khó”, ông Việt Anh cho biết.

Tình hình này được dự báo sẽ đẩy chi phí lao động của doanh nghiệp lên cao trong thời gian tới, nhất là quý IV - cao điểm cho các đơn hàng cuối năm, là cơ sở để bàn thảo hợp đồng cho năm tới.

Mặc dù các doanh nghiệp ngành gỗ lạc quan hơn, đang dự tính số lao động quay lại có thể đạt 60%, nhưng ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) dự tính, hai tháng cuối năm sẽ là giai đoạn căng thẳng về lao động, nhiều doanh nghiệp sẽ chấp nhận trả lương cao hơn để có đủ lao động cho kế hoạch sản xuất cuối năm.

Nhu cầu cấp bách là hỗ trợ lao động và dòng tiền

Cho đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp cho biết, họ đã chủ động liên hệ với người lao động đã về quê, cam kết tiêm vắc-xin, hỗ trợ chỗ ở, có chuyến xe 0 đồng đưa lao động về nhà máy... Tỷ lệ người lao động muốn trở lại khá cao. Ông Đỗ Xuân Lập thông tin khảo sát của Công ty Phú Tài Đồng Nai cho biết, khoảng 60-70% số lao động đã về miền Tây muốn trở lại ngay khi doanh nghiệp mở cửa.

“Người lao động sau khi về nhà 2-3 tuần, ổn định tâm lý, phần lớn muốn quay trở lại, vì họ muốn đi làm, bởi công việc ở quê không dễ kiếm và thu nhập có thể thấp hơn. Lúc này, chỉ cần doanh nghiệp mở lại, việc đi lại thuận lợi, chuỗi cung ứng lao động sẽ nối lại nhanh, với hy vọng có chuyển biến nhanh trong tháng 11/2021”, ông Lập nói.

Thực tế, với doanh nghiệp quy mô lớn, dù khó khăn, nhưng vẫn có nguồn lực hỗ trợ người lao động, nên thuận lợi hơn trong việc kêu gọi người lao động. Doanh nghiệp nhỏ và vừa khó khăn hơn nhiều trong cả việc tiếp cận vốn và tìm lại nguồn lao động cần thiết.

Trong khi đó, nhu cầu của người lao động đã thay đổi rất lớn sau những ám ảnh dịch bệnh ở khu nhà trọ chật chội. Theo ông Trần Việt Anh, người lao động đòi hỏi an toàn hơn, chăm sóc y tế tốt hơn, chỗ ở rộng rãi hơn...

“Đây là lý do để chính sách với người lao động cũng như hỗ trợ doanh nghiệp phải thay đổi. Chúng tôi rất mừng là Bộ Xây dựng, TP.HCM đã đưa ra chính sách hỗ trợ nhà ở cho người lao động, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho công nhân. Theo tôi, đây phải là chính sách ưu tiên, thực hiện gấp trong giai đoạn này”, ông Việt Anh đề nghị.

Tuy nhiên, trước mắt, các giải pháp hỗ trợ dòng tiền cho doanh nghiệp, giảm lãi suất cho vay thông qua tiết giảm chi phí hoạt động của ngân hàng, có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp mạnh mẽ hơn như hỗ trợ tín dụng... đang được chờ đợi nhất và hy vọng sẽ kịp tiếp sức cho các doanh nghiệp đưa lao động trở lại.

Chính sách hỗ trợ đào tạo lại lao động cũng đang được đề nghị trích kinh phí cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp tự đào tạo, cập nhất kỹ năng cho doanh nghiệp, thay vì chỉ dành cho các cơ sở đào tạo nghề.

Ý KIẾN - NHẬN ĐỊNH

Nên trao quyền cho doanh nghiệp trong việc chọn mô hình sản xuất phù hợp
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS)

Chính quyền địa phương nên trao quyền cho doanh nghiệp trong việc chọn mô hình sản xuất phù hợp, đừng cứng nhắc áp đặt mô hình. Có doanh nghiệp muốn triển khai “3 tại chỗ” vì kiểm soát chặt được tình hình, nhưng có doanh nghiệp quy mô lao động lớn, muốn làm theo mô hình “1 cung đường, 2 điểm đến”, hay “4 xanh” (nhà máy xanh, cung đường xanh, công nhân xanh, nơi ở xanh)...

Chủ động mô hình, các doanh nghiệp sẽ chủ động phối hợp với y tế địa phương trong trường hợp xuất hiện F0, hạn chế tối đa việc đóng cửa nhà máy.

Doanh nghiệp cần chính sách tổng thể để đứng thẳng dậy
Ông Phạm Phú Trường, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM

Thông điệp chính sách rất tốt, khiến doanh nghiệp phấn chấn hơn. Điều doanh nghiệp cần lúc này không chỉ là quay lại, mở cửa, mà còn là các chính sách hỗ trợ, phục hồi kinh tế tổng thể để đứng thẳng dậy, chứ không lom dom.

Bên cạnh các giải pháp hỗ trợ tài chính đã có, đề nghị Chính phủ có giải pháp rõ ràng, thống nhất về đi lại, giao thương của chuyên gia nước ngoài; những cải cách rõ ràng trong thủ tục đầu tư, kinh doanh càng sớm càng tốt.

Nếu thiếu lao động, doanh nghiệp không thể tăng tốc trong quý IV/2021
Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA)

Ngành điện tử đang thiếu lao động trầm trọng. Có tới 55,6% doanh nghiệp trong ngành cho biết như vậy. Nếu thiếu lao động, doanh nghiệp không thể tăng tốc trong quý IV/2021 như mong muốn, cho dù đơn hàng cuối năm khá nhiều.

Hiện tại, việc đi lại để đưa người lao động về nơi sản xuất vẫn chưa hết khó khăn, do mỗi tỉnh, thành phố lại yêu cầu kiểu khai báo, quét mã QR khác nhau.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Đường đứt gãy do lũ cuốn, hàng chục hộ dân ở Nghệ An bị cô lập
  • Quản lý chặt địa bàn là góp phần phòng, chống dịch Covid
  • Năm Căn xuất hiện triều cường dâng cao
  • Đoàn Thanh niên tham gia đảm bảo an toàn giao thông
  • Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
  • Đồng Xoài, Lộc Ninh có tân bí thư
  • Nhiều cuộc tấn công mạng vào hệ thống cấp luồng xanh vận tải
  • TP. Cà Mau: phát hiện hơn 100 kg thịt heo không rõ nguồn gốc