【giải hạng nhất thụy điển】Nhà trường và doanh nghiệp cùng “bắt tay” đào tạo nghề
Đây là chia sẻ của các chuyên gia tại hội nghị người sử dụng lao động năm 2018 do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội),àtrườngvàdoanhnghiệpcùngbắttayđàotạonghềgiải hạng nhất thụy điển Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các đối tác phối hợp tổ chức, ngày 21/11.
Doanh nghiệp có hợp tác với trường nghề còn “khiêm tốn”
Thông tin về tình hình hợp tác doanh nghiệp – cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay, TS Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cho biết, tính đến năm 2018 cả nước có 1.954 cơ sở GDNN, trong đó có 538 cơ sở thuộc doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp có hoặc thỉnh thoảng hợp tác với doanh nghiệp mới chỉ chiếm 41,5%; doanh nghiệp có hợp tác thường xuyên với trường nghề chiếm tỷ lệ khiêm tốn với 12,3%, trong khi có đến 46,2% doanh nghiệp không có bất kỳ hoạt động hợp tác nào với cơ sở GDNN.
Là một trong những cơ sở được đánh giá có hợp tác thành công với doanh nghiệp, ông Lê Anh Đức, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Nghề công nghệ cao Đồng Nai cho rằng, để làm tốt được việc hợp tác với doanh nghiệp điều đầu tiên chính là các nhà trường thay đổi toàn bộ nhận thức, coi doanh nghiệp là yếu tố sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của mình. Cùng với thay đổi nhận thức, nhà trường phải thể hiện được quyết tâm “làm bằng được”.
Theo ông Đức, khi hợp tác các doanh nghiệp đều rất kỳ vọng đối với những cơ chế mà nhà trường đưa ra, cũng như kế hoạch, chương trình đào tạo có xuất phát từ chính nhu cầu của doanh nghiệp hay không. Lấy ví dụ thực tế tại trường mình, ông Đức cho biết từ khi “bắt tay” với doanh nghiệp, trường đã xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên chuyên môn để có thể tham gia cùng với doanh nghiệp. Đồng thời, trường cũng tạo điều kiện để sinh viên được thực tập, làm việc với doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp luôn có nguồn nhân lực sẵn sàng đáp ứng trong mọi thời điểm.
Cũng nhờ sự gắn kết này, ông Đức cho rằng thương hiệu của nhà trường đã được nâng lên rõ rệt, sản phẩm đào tạo được doanh nghiệp ghi nhận và chính bản thân sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm với mức thu nhập tốt. Nhờ vậy, tỷ lệ tuyển sinh của trường sau khi có hợp tác với doanh nghiệp liên tục tăng, cụ thể từ năm 2010 đến nay số học viên tăng mỗi năm khoảng 20%, riêng năm 2018 tăng 35,7%.
Sẽ giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các cơ sở GDNN
Mặc dù những hiệu quả khi cả doanh nghiệp và nhà trường có sự gắn kết chặt chẽ đã được kiểm chứng, song trên thực tế theo bà Trần Thị Lan Anh, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, VCCI thì công tác hỗ trợ kết nối để doanh nghiệp đến gần hơn với nhà trường còn hết sức khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng là hiện nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm đến các nhà trường và ngược lại, nhà trường cũng tự tìm đến doanh nghiệp thay vì chỉ trông chờ từ một phía như trước kia.
Riêng đối với ý kiến cho rằng, để nâng cao hiệu quả kết nối doanh nghiệp – nhà trường cần phải đẩy mạnh việc xây dựng mô hình “trường trong doanh nghiệp”, bà Lan Anh cho rằng nếu thực hiện được sẽ rất tốt. Tuy nhiên, thực tế cần nhìn nhận là sẽ rất tốn kém và không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm lực để thực hiện. Đồng thời cũng phải tính toán các yếu tố về đầu ra và những chi phí phù hợp để doanh nghiệp có thể chịu đựng được.
Bàn về vấn đề này, TS Vũ Xuân Hùng cũng cho rằng, để việc kết nối với doanh nghiệp thực sự có hiệu quả, bản thân các cơ sở GDNN phải năng động hơn, nhất thiết phải có bộ phận chuyên trách kết nối với doanh nghiệp để tiếp cận với doanh nghiệp ngay từ khâu tuyển sinh, làm sao công tác này gắn với tuyển dụng và việc làm.
Dưới góc độ quản lý nhà nước, ông Hùng cũng cho rằng trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh giao tự chủ nhiều hơn cho các cơ sở GDNN. “Trong một thời gian dài các trường công về GDNN được Nhà nước lo hết mọi thứ, từ chi phí đến tuyển dụng, nhân lực dẫn đến rất nhiều cơ sở thụ động, trông chờ. Do đó, giao tự chủ để các trường phải năng động hơn, đặc biệt trong hoạt động đào tạo và tìm kiếm doanh nghiệp. Nhiều trường thụ động nhưng khi Nhà nước buông chắc chắn sẽ phải thay đổi”, ông Hùng nhấn mạnh.
Cũng theo ông Hùng, bài toán chất lượng của GDNN sẽ không giải quyết được nếu không có sự gắn kết với doanh nghiệp, bởi vì nguồn lực của Nhà nước trong việc đảm bảo chương trình, giáo viên, cơ sở vật chất chỉ có thể trong một chừng mực nhất định. “Kết nối doanh nghiệp là vấn đề sống còn của GDNN, không gắn kết được thì chất lượng không bao giờ thay đổi được”, ông Hùng nói./.
Mai Đan
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
- ·Căn hộ biển sở hữu tổ hợp giải trí
- ·BĐS Bình Dương tăng trưởng mạnh mẽ cả cung lẫn cầu
- ·TP.HCM đưa giải pháp xử lý đất công nằm xen cài tại hàng trăm dự án BĐS
- ·Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
- ·Khởi tố vụ công ty BĐS bị lừa cả chục tỷ đồng tiền môi giới dự án
- ·Cen Land đầu tư 485 tỷ đồng mua dự án C
- ·Ra mắt khu Royal Luxury ở dự án Royal Riverside City
- ·Ngày 5/1: Giá xăng dầu tiếp tục đà tăng mạnh
- ·Hà Nội lập bệnh viện dã chiến khu cách ly ở 10 dự án tái định cư
- ·Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
- ·Bí kíp tân trang, sửa chữa căn hộ chung cư tiết kiệm đón
- ·Nhà đẹp 120m2 nằm giữa cánh đồng, phòng tắm ngẩng lên là thấy mặt trời
- ·Siêu đô thị TMS Land Đầm Cói điều chỉnh quy hoạch
- ·Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
- ·Môi giới tự ‘vẽ’ thêm tiện ích, vô tư chào bán dự án chưa đủ điều kiện
- ·Người bố về quê xây nhà có cả sân chơi như ‘trại hè’ cho các con
- ·Nhiều cơ hội đầu tư ở khu Tây TP.HCM
- ·Tài xế taxi trả lại hơn 400 triệu đồng cho khách chuyển nhầm
- ·‘Nhà sang không gian phải rộng’: căn hộ 4 phòng ngủ tại Diamond