【tl bd y】Rộng cửa xét tuyển bổ sung vào nhóm ngành kinh tế
Năm nay mặt bằng điểm thi khá cao nên điểm chuẩn vào nhóm ngành kinh tế ở các trường đa ngành hoặc các trường kinh tế tương đối cao. Điều này dẫn đến việc không còn nhiều trường công lập xét tuyển nguyện vọng bổ sung nhóm ngành này.
Hơn nữa,ộngcửaxeacutettuyểnbổsungvagraveonhoacutemngagravenhkinhtếtl bd y điểm sàn xét tuyển ở các trường công lập tại TP.HCM khá cao. Tuy nhiên, ở khối trường đóng tại các địa phương và trường ngoài công lập, cơ hội vẫn rất rộng mở cho thí sinh.
Trường công: ít chỉ tiêu, điểm cao
Trường ĐH Tài chính – Marketing lấy điểm chuẩn NV1 là 19. Đây cũng là điểm sàn xét tuyển nguyện vọng bổ sung cho 5 ngành, chuyên ngành với 200 chỉ tiêu. Như vậy, để có một suất vào trường này, thí sinh sẽ cạnh tranh khá gay gắt khi mỗi chuyên ngành chỉ có từ 30 đến 40 chỉ tiêu.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung tất cả các ngành, trong đó có các ngành kinh tế - tài chính. Tuy nhiên, chỉ tiêu chi tiết và điểm sàn xét tuyển phải chờ đến ngày 19-8.
Thí sinh làm thủ tục dự thi ĐH năm 2014. Ảnh - Minh Giảng |
Các trường ĐH khác như Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Mở TP.HCM, Tôn Đức Thắng, Sài Gòn cũng xét tuyển nguyện vọng bổ sung các ngành kinh tế tài chính ngân hàng.
Ngoại trừ Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM có điển sàn xét tuyển nguyện vọng bổ sung ở mức 14,5 đến 15, các trường còn lại đều có điểm sàn xét tuyển từ 17 trở lên.
Một điểm đáng lưu ý nữa đối với thí sinh đó là điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung của những trường này các năm trước luôn cao hơn điểm sàn xét tuyển từ 3 đến 6 điểm. Do đó, thí sinh cần cân nhắc điểm số của mình trước khi nộp hồ sơ xét tuyển.
Trong khi đó, các trường ĐH vùng, ĐH tại các địa phương cũng còn chỉ tiêu cho việc xét tuyển nguyện vọng bổ sung nhóm ngành kinh tế. ĐH Huế, Đồng Tháp, Thủ Dầu Một, Tài chính kế toán (Quảng Ngãi), Bạc Liêu… tuyển khá nhiều chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung với điểm sàn xét tuyển chỉ bằng điểm sàn tối thiểu hoặc cao hơn từ 2 đến 3 điểm.
Riêng Trường ĐH Tài chính – kế toán xét tuyển đến 1050 chỉ tiêu bậc ĐH. Với điểm thi không cao, thí sinh nên chọn các trường địa phương để tăng cơ hội trúng tuyển bới thực tế nhiều năm qua, điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung ở các trường này thường ít biến đổi hoặc chỉ tăng từ 1 đến 2 điểm so với điểm sàn xét tuyển.
Trường tư: rộng cửa
Một phương án khác khi chọn trường xét tuyển nguyện vọng bổ sung đó là các trường ĐH ngoài công lập. Điểm sán xét tuyển không cao, chỉ tiêu nhiều và ngành đa dạng – hầu như các ngành thuộc nhóm ngành kinh tế đều có xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
Điều thí sinh cần cân nhắc đó là học phí các trường ngoài công lập dao động từ 15 đến 18 triệu đồng/năm.
Các trường ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Văn Hiến, ĐH Hồng Bàng, Văn Lang, Ngoại ngữ tin học TP.HCM, Công nghệ Sài Gòn, Hoa Sen, Lạc Hồng, Nam Cần Thơ, Tây Đô… đều có xét tuyển các ngành nhóm kinh tế tài chính như quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán, marketing, quản trị nhà hàng, dịch vụ du lịch…
Trong số này, một số trường có điểm sàn xét tuyển tương đối cao như Văn Lang, Hoa Sen hay Ngoại ngữ tin học TP.HCM. Các trường còn lại đều có điểm sàn xét tuyển bằng với điểm sàn tối thiểu của Bộ GD-ĐT.
Điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung của các trường như Văn Lang, Ngoại ngữ tin học và Hoa Sen những năm trước thường cao hơn điểm sàn xét tuyển từ 0,5 đến 2 điểm.
Trong khi đó, các trường CĐ ngoài công lập tại TP.HCM cũng xét tuyển rất nhiều chỉ tiêu cho nhóm ngành này. Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, CĐ Viễn Đông, CĐ Bách Việt, CĐ Kinh tế công nghệ TP.HCM, CĐ Kinh tế kỹ thuật Miền Nam… đều xét tuyển bổ sung các ngành kinh tế với điểm sàn xét tuyển chỉ bằng điểm sàn tối thiểu bậc CĐ của Bộ GD-ĐT.
Không những vậy, điểm chuẩn nguyện vọng bổ sung những năm trước ở các trường này đều chỉ bằng điểm sàn xét tuyển. Các trường CĐ ngoài công lập tại các địa phương cũng xét tuyển nguyện vọng bổ sung các ngành kinh tế với rất nhiều chỉ tiêu.
Khi xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh cần lưu ý một số thông tin: trường nào, ngành nào xét tuyển, điểm sàn xét tuyển và chỉ tiêu bao nhiêu. Trường có giới hạn khu vực tuyển sinh hay không, thời gian xét tuyển khi nào? Theo qui chế, thời gian xét tuyển nguyện vọng bổ sung bắt đầu từ ngày 20-8, mỗi đợt xét tuyển kéo dài 20 ngày.
Các trường tùy vào điều kiện của mình có thể xét tuyển nguyện vọng bổ sung trong nhiều đợt. Và trong thời gian xét tuyển, thí sinh được quyền rút hồ sơ xét tuyển để nộp vào ngành hoặc trường khác.
Nguồn TTO
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Trung Quốc xây nhà máy điện hạt nhân muối nóng chảy đầu tiên trên thế giới
- ·Giải pháp Loyalty tăng tương tác trải nghiệm cho người dùng MyPoint
- ·Hướng dẫn cách check bản quyền nhạc online khi đăng tải Facebook
- ·Ngày 3/1: Giá cao su thế giới đồng loạt giảm, trong nước đi ngang
- ·Cách check loa Marshall chính hãng chuẩn xác
- ·Xiaomi ra mắt bộ đôi smartphone gập MIX Fold 4 và MIX Flip
- ·Ra mắt phần mềm phát hiện dấu vết lừa đảo nTrust
- ·Lấy vi phạm để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!
- ·Sony ra mắt loa thanh BRAVIA Theatre Bar 9 và Bar 8 tích hợp AI
- ·Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
- ·Diễn biến tranh chấp bản quyền giữa Wolfoo và Peppa Pig có lợi cho Sconnect
- ·Những công nghệ tương lai được vận động viên sử dụng ở Olympic 2024
- ·Cách đặt lời nhắc uống thuốc trên iPhone
- ·Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- ·Gợi ý cách cài định vị giữa 2 điện thoại OPPO đơn giản
- ·Làm thế nào để iPhone đọc văn bản cho bạn nghe
- ·Samsung Galaxy Z Fold 6 và Z Flip 6 không được ưa chuộng như kỳ vọng
- ·Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025
- ·Những công nghệ tương lai được vận động viên sử dụng ở Olympic 2024