【tỉ số trận monaco】Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
Phân viện điều tra,ệntrạngrừngởdựánhồchứanướcKaPétỉ số trận monaco quy hoạch rừng Nam Bộ là đơn vị tư vấn chuyên ngành đã trúng thầu của UBND tỉnh Bình Thuận (chủ đầu tư dự án hồ thủy lợi Ka Pét tại huyện Hàm Thuận Nam) để điều tra về hiện trạng diện tích rừng, đất lâm nghiệp; hiện trạng trữ lượng rừng; thành phần thực vật rừng tại khu vực triển khai dự án hồ Ka Pét, có tổng diện tích 679,72ha.
Theo Phân viện điều tra, quy hoạch rừng Nam Bộ, đơn vị chỉ đánh giá hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, nhằm làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, trồng rừng thay thế hay bồi thường rừng để thực hiện dự án hồ chứa nước Ka Pét. Phân viện điều tra, quy hoạch rừng Nam Bộ không phải là đơn vị lập hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
TS. Đỗ Văn Thông – Phân viện trưởng Phân viện điều tra, quy hoạch rừng Nam Bộ đã thông tin kết quả điều tra về hiện trạng của khu rừng nói trên.
Nội dung, phương pháp thực hiện của Phân viện điều tra, quy hoạch rừng Nam Bộ đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt vào tháng 8/2020, được thực hiện theo Thông tư 33/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.
Theo ông Thông, Phân viện đã điều tra trong nhiều tháng, theo phương pháp điều tra thu thập các chỉ tiêu bình quân lâm phần thông qua việc thiết lập các ô đo đếm từ tỷ lệ rút mẫu điều tra bằng 1,57% tổng diện tích vùng dự án (đảm bảo chi tiết hơn so với Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Theo đó, các chỉ tiêu điều tra tại khu rừng gồm: Mật độ cây rừng, đường kính ở vị trí 1,3m, chiều cao vút ngọn, xác định thành phần loài cây, đo đếm cây tái sinh dưới tàn rừng tại khu vực dự án…
Phân viện này dùng phương pháp thống kê để tính toán được trữ lượng bình quân, tổng trữ lượng của các lô rừng, tình hình tái sinh của rừng. Đơn vị sử dụng các tài liệu khoa học uy tín về thực vật rừng được công bố, Sách đỏ Việt Nam phần thực vật, bảng tra các loài quý, hiếm… để xác định được thành phần loài cây, trong đó có loài quý, hiếm, loài ưu thế và phân loại nhóm gỗ.
“Chúng tôi điều tra theo tính khoa học, phương pháp thiết lập các ô đo đếm. Đến khi khai thác phải đo đếm thực tế mới chính xác 100% về trữ lượng, thành phần”, ông Thông chia sẻ.
Theo điều tra, trong diện tích sử dụng đất rừng 679,72ha, đất có rừng lên đến 619,58ha (rừng tự nhiên chiếm 612,48ha, rừng trồng 7,1ha), còn lại 60,14ha là đất chưa có rừng (đất đã trồng rừng nhưng chưa thành rừng, đất có cây gỗ tái sinh, đất trống, đất trồng cây nông nghiệp và diện tích khác).
Mật độ bình quân của các trạng thái rừng trên 500 cây/ha. Về trữ lượng, trạng thái rừng giàu là 310m3/ha, rừng hỗn giao và tre nứa chỉ 165,7m3/ha…
Phân viện điều tra, quy hoạch rừng Nam Bộ điều tra theo phương pháp 96 ô tiêu chuẩn điển hình, có diện tích 1.000m2/ô (kích thước 25x40m), đã cho kết quả có 4.262 cây gỗ, tổng có 78 loài thuộc 62 chi, 35 họ thực vật. Cụ thể có các loại như: Bằng lăng ổi, căm xe, sổ, cóc rừng, dầu đồng, thẩu tấu, cà chắc, cà gằng, thành ngạnh…
Đáng nói, bắt gặp được 2 loài quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam là dáng hương (Pterocarpus Macrocapus Kurz) và sơn điều (Melanorrhoea Usitata Wall).
Trong đó, loài cây dáng hương với 26 cá thể cũng là loài thuộc nhóm IIA được quy định tại Nghị định 06/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Một số loài được phát hiện như cẩm liên, căm xe, cà chắc, sến cát, xây… không thuộc các loài cây gỗ quý, hiếm trong Sách đỏ Việt Nam nhưng là loài thuộc nhóm gỗ tốt (nhóm I, II).
Tổng trữ lượng gỗ tại khu vực điều tra là hơn 97.527m3, riêng gỗ của rừng tự nhiên chiếm 97.251m3, còn lại số ít là rừng trồng. Trữ lượng tre nứa được xác định là 1.933 ngàn cây, toàn là của rừng tự nhiên.
Báo cáo còn nêu rõ phần lớn cây gỗ tái sinh trong khu vực điều tra có chất lượng trung bình.
TS. Đỗ Văn Thông cho biết: “Kết quả điều tra hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp này phản ánh trung thực, khách quan và đảm bảo độ tin cậy. Kết quả đã được đoàn kiểm tra chuyên ngành của tỉnh Bình Thuận phúc tra đạt yêu cầu và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thẩm định thống nhất”.
Như đã thông tin, dự án hồ Ka Pét được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV vào tháng 5/2019. Đến tháng 5/2023, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Chính phủ trình tờ trình về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án này. Trong các nội dung điều chỉnh, diện tích sử dụng đất của dự án lên 697,73ha, tăng gần 4,5ha so với phê duyệt ban đầu.
Mục tiêu đầu tư dự án là cấp nước tưới cho khoảng 7.762ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam và cấp nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm II với 2,63 triệu m3/năm.
Đồng thời, tạo nguồn nước thô để cấp cho sinh hoạt của khoảng 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và TP. Phan Thiết; phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du huyện, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh Bình Thuận.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·Người tiêu dùng Việt tích cực ứng dụng thanh toán không tiền mặt
- ·SEA Games 31: Đoàn thể thao Việt Nam có số lượng vận động viên đông nhất
- ·Quán quân The Face Tú Anh trúng show đầu tiên ở Milan Fashion Week
- ·Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- ·‘Now, We Are Breaking Up’ tập 10: Mối tình của Song Hye Kyo và trai trẻ lung lay
- ·Nam thần Gong Yoo tái xuất với tạo hình khác lạ trong bom tấn mới
- ·Huấn luyện viên U23 Malaysia: ‘Việt Nam xứng đáng vào chung kết SEA Games 31’
- ·Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
- ·Ngày 17/5, cả nước ghi nhận 1.785 ca mắc mới COVID
- ·Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm
- ·Người mẹ Làng Sen
- ·Vietnam Airlines giảm gần 10% giá vận chuyển hoa Đào Tết Nguyên đán
- ·WHO kêu gọi hợp tác toàn cầu đối phó với bệnh đậu mùa khỉ
- ·Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- ·Tốc độ giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động tại các địa phương còn chậm
- ·Lao động trẻ em có xu hướng gia tăng trên thế giới
- ·Ngành Nông nghiệp chuyển mình, thay đổi năng động và tích cực
- ·Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
- ·Người dân tấp nập đi "săn hàng” giá tốt tại Vincom Black Friday 2022