【kết quả trận iraq】Buổi chiếu cuốn phim cách mạng đầu tiên tại Huế
Mai Trung Thứ quay phim trong chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp năm 1946. Ảnh tư liệu do tác giả cung cấp |
Sự hoan nghênh nhiệt liệt của đồng bào Huế đối với hai cuốn phim có giá trị lịch sử do một họa sĩ Việt Nam, ông Mai Trung Thứ đã quay tại Pháp chuyển về, chứng tỏ lòng khao khát muốn biết tin tức kiều bào ta ở hải ngoại của những người ở nhà sau mấy năm đứt mối liên lạc vì cuộc chiến tranh tàn khốc.
Chúng ta không thể không bồi hồi cảm động khi thấy hiện ra trên màn bạc những khuôn mặt Việt Nam nơi đất khách, quê người, trong những cuộc hội họp, những cuộc diễn thuyết, những cuộc biểu tình có Quốc kỳ nền đỏ sao vàng dẫn đầu; những cuộc đón tiếp rầm rộ phái bộ Quốc hội Việt Nam tại Pa-ri và Mạc-xây. Tóm lại, tất cả những sự hoạt động của 25 ngàn con dân nước Việt trên đất Pháp để chiến đấu cho nền độc lập của Tổ quốc mà bấy lâu họ đã xa lìa.
Những bức ảnh đã chiếu qua trong chớp nhoáng ấy chứng tỏ cái tinh thần tranh đấu bất diệt của dân tộc Việt Nam, dù là ở quê nhà hay ở đất người xa lạ. Người dân Việt dù sống nơi tha hương vẫn luôn luôn hướng lòng về Tổ quốc, cố gắng làm thế nào đó cho được xứng đáng là con cháu của cụ Trần Hưng Đạo, của cụ Lê Lợi, và của biết bao đấng anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu hy sinh vì giống nòi.
Chiến đấu và đoàn kết. Ở đây chúng ta đã hiểu cái mãnh lực vô song của sự đoàn kết, thì nơi hải ngoại kiều bào ta cũng biết nắm tay nhau chặt chẽ trong cuộc tranh đấu chung. Họ quên mình là bác sĩ, luật sư hay là lính thợ, lính chiến, họ ở đảng phái này hay thuộc xu hướng chính trị khác, để sống gần gũi nhau, cùng nhau hội họp, thỏa thuận, biểu tình, nhất tâm phụng sự cho một lý tưởng duy nhất: Nền độc lập của Tổ quốc.
Trong bao nhiêu sự hoạt động để tố cáo bọn thực dân phản động trước tòa án dư luận quốc tế và để ủng hộ cho cuộc chiến đấu giành quyền tự chủ ở quê nhà, giới trí thức Việt Nam ở Pháp đã đóng một vai trò hết sức hệ trọng. Họ tự nhận cái nhiệm vụ dẫn dắt phong trào. Nhiều người như Trần Đức Thảo, Lê Hiến đã tận tụy hy sinh đến nỗi phải bị cảnh sát đưa vào khám. Luật sư Phan Nhuận có tài hùng biện đã bênh vực cho đất nước trong cuộc mít tinh. Bác sĩ Hoàng Xuân Mản luôn luôn hoạt động, trong cuộc hội họp nào cũng có mặt.
Dân chúng Pháp đã ủng hộ đối với những cuộc tranh đấu ấy của kiều bào ta. Đã nhiều lần chúng tôi nói rằng, Nhân dân Pháp rất có cảm tình với chúng ta, song nhiều người tỏ ý ngờ vực. Thì hai cuốn phim này đủ chứng minh một cách hùng hồn cho lời nói của chúng tôi. Người ta được thấy các báo cánh tả lên tiếng kịch liệt công kích những cuộc hành binh ở Nam Bộ. Riêng báo FraneTirenr đã tổ chức một cuộc chiến đấu ủng hộ giành độc lập của ta. Bà Andrés Viollis, không kể tuổi già sức yếu, luôn luôn viết báo, diễn thuyết bênh vực nước Việt Nam cộng hòa dân chủ.
Rồi trong ngày lễ Quốc tế Lao động mồng 1 tháng 5 năm nay, đoàn biểu tình đồ sộ của kiều bào đã diễu qua một cách đàng hoàng trong các đường phố của kinh thành Pa-ri, giữa sự hoan hô nhiệt liệt của dân chúng Pháp.
Đó là nội dung hai cuốn phim của họa sĩ Mai Trung Thứ đã nói với chúng ta bấy nhiêu điều. Và bấy nhiêu điều ấy đối với chúng ta thật đầy ý nghĩa sâu xa.
Theo nhiều tài liệu ghi chú, đây là buổi chiếu phim tài liệu đầu tiên cho đồng bào Huế xem một cách rộng rãi về chủ đề yêu nước và cách mạng kể từ sau ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công. Hai cuốn phim tài liệu này là món quà vô cùng quý giá của nhà quay phim, nhiếp ảnh, họa sĩ Mai Trung Thứ quay từ Pháp gửi về tặng Nhà nước Việt Nam.
Họa sĩ Mai Trung Thứ sinh ngày 10 tháng 11 năm 1906 tại Hải Phòng; mất ngày 10 tháng 10 năm 1980 tại Paris. Ông là một họa sĩ nổi tiếng của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20.
Năm 1925, ông thi vào khóa I Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng lứa với Nguyễn Phan Chánh, Lê Văn Đệ, Lê Phổ,… Năm 1930, sau khi tốt nghiệp Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Mai Trung Thứ được bổ nhiệm về dạy vẽ tại Trường Quốc Học Huế. Tại nơi đây, tài năng vẽ tranh lụa của ông đã nở rộ.
Trong thập niên 1930, cùng với một số họa sĩ khác, Mai Trung Thứ tham gia trưng bày tranh ở nhiều nước trên thế giới như ở Italia (Roma 1932, Milan 1934, Naples 1934), ở Bỉ (Brussels 1936), ở Mỹ (San Francisco 1937) và ở Pháp nơi ông đến định cư sau này. Sau khi tham gia Hội chợ đấu xảo Paris năm 1936, Mai Trung Thứ quyết định ở lại sống và hoạt động nghệ thuật tại thành phố được ví như kinh đô ánh sáng, nơi hội tụ các danh họa bậc thầy của thế giới lúc đó. Suốt mấy chục năm sống và làm việc tại thủ đô nước Pháp, ông chủ yếu vẽ bằng ký ức về đề tài các cô thiếu nữ, các trẻ em Việt Nam, khung cảnh Việt Nam, những mái lá hay đền đài…
Năm 1946, ông gửi về nước bộ phim tài liệu ông quay được với nhan đề “Sức sống của 25.000 Việt kiều tại Pháp” do chính ông đứng tên hãng sản xuất là Tân Việt. Bộ phim sau đó được chiếu rộng rãi trên các rạp ở Hà Nội.
Cũng năm 1946, nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đoàn đại biểu cấp cao sang thăm Cộng hòa Pháp. Khi đó, họa sĩ Mai Trung Thứ là Giám đốc hãng phim Tân Việt đã được cử đi cùng Bác Hồ trong 4 tháng để quay phim, ghi lại các hoạt động của Hồ Chủ tịch trên đất Pháp. Năm 1975, họa sĩ đã tặng lại cho Đảng và Nhà nước Việt Nam những thước phim quý giá này. Đó là những thước phim ghi lại chân thực hình ảnh Hồ Chủ tịch sau khi giành được độc lập, tự do cho đất nước được đón chào nồng nhiệt trong vòng tay Nhân dân Pháp và hàng chục vạn Việt kiều. Những thước phim đã trở thành tư liệu lịch sử duy nhất về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Pháp. Những bộ phim tài liệu quý giá của ông như “Hồ Chủ tịch tại Pháp” hay “Hội nghị Fontainebleau 1946” đã giúp ích rất nhiều trong việc cung cấp tư liệu lịch sử cho các nhà làm phim tài liệu ở Việt Nam cũng như quốc tế sau này.
Năm 1974, Mai Trung Thứ về thăm Việt Nam sau 38 năm xa quê hương cùng nhiều văn nghệ sĩ khác, trong đó có nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị (học trò của ông) theo lời mời của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 10/10/1980, ông qua đời đột ngột vì bệnh tim, hưởng thọ 75 tuổi. Thi hài của ông được an táng dưới chân một ngọn núi cách thủ đô Pháp không xa.
Tuy phần lớn cuộc đời hoạt động ở Pháp, thế nhưng Mai Trung Thứ vẫn được nhiều người biết đến là họa sĩ nổi tiếng của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Ông để lại những họa phẩm nổi tiếng: Chân dung Madam Phương, Cô gái làm thơ, Mona Lisa, Làm dáng, Bà, Tiệc trà, Nu, Mẹ và con, Chuyện trò, Tĩnh vật, Cô gái Huế, Giấc ngủ…
(责任编辑:World Cup)
- ·Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
- ·TMS Group & B+H Global: Hợp tác toàn diện kiến tạo đẳng cấp
- ·Thị trường bất động sản: Đất nền tỉnh lẻ đang nóng và sẽ còn... sốt nóng
- ·Đất Xanh Miền Trung nhận giải thưởng quốc tế DOT Property Southeast ASIA Award 2018
- ·Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
- ·Phải tuân thủ luật lệ giao thông!
- ·Trả lời bạn đọc
- ·Cửa ngõ Đông Nam Thủ đô khởi sắc với các dự án hạ tầng nghìn tỷ
- ·Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- ·Cần đầu tư xây dựng hệ thống thông tin đất đai, hồ sơ địa chính theo mô hình hiện đại
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·Hà Nội tuyên dương chủ đầu tư dự án The Emerald thực hiện tốt chính sách pháp luật thuế
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm soát chặt thị trường bất động sản và công tác quy hoạch
- ·Bất động sản TP.HCM: Nhiều nút thắt hạn chế nguồn cung căn hộ mới
- ·Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- ·Cảnh giác khi… chơi hụi!
- ·Vợ phải đóng thay thuế thu nhập cá nhân cho người chồng đã mất?
- ·Hết Đà Nẵng đến lượt Quảng Nam bị làm giả văn bản để “thổi” giá đất
- ·Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- ·Ngay đầu năm 2019 tin vui đã tới với các chủ đầu tư dự án BT