【ket qua giao huu clb】Tiền khó tiêu, lạm phát cận kề, Quốc hội lo
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về kinh tế,ềnkhótiêulạmphátcậnkềQuốchộket qua giao huu clb xã hội |
Quốc hội cần lên tiếng về giá xăng dầu
Thảo luận tại tổ về kinh tế, xã hội ngày 25/5 vừa qua, cả đại biểu Trung ương và địa phương đều bày tỏ lo ngại về nguy cơ lạm phát, mục tiêu Chỉ số Giá tiêu dùng(CPI) cả năm ở mức 4% là thách thức, đòi hỏi phải có giải pháp hiệu quả trong điều hành.
Chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) nhận định, với độ mở kinh tế lớn, Việt Nam gặp nhiều thách thức trong bối cảnh không thuận lợi như hiện nay, nhất là xung đột Nga - Ukraine khiến giá dầu tăng cao, chính sách zero Covid của Trung Quốc dẫn đến khó khăn nguồn nguyên vật liệu... Nhắc lại nhiều đợt lạm phát mà Việt Nam buộc phải “dùng thuốc liều cao” là thắt chặt chính sách tài khóa, tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, ông Ngân cho rằng, với dấu hiệu hiện nay như giá xăng dầu tăng liên tục, thì Quốc hội cần có tiếng nói để nhanh chóng kiểm soát ngay giá của mặt hàng này.
Ông Ngân nêu quan điểm, chấp nhận theo cơ chế thị trường, nhưng cần có công cụ kiểm soát, kìm hãm tốc độ tăng giá xăng dầu, như tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường và không có lý do gì để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi xăng dầu là mặt hàng thiết yếu.
“Việc này Quốc hội phải có ý kiến và kỳ họp này, nếu được, thì Quốc hội nên đưa vấn đề vào xem xét, có thể dành một buổi tối trong tuần để bàn. Không kiểm soát giá xăng dầu, thì sẽ domino tăng giá đến các mặt hàng khác, tác động đến từng bữa ăn của người dân, trong khi hơn 2 năm dịch bệnh đã lấy đi hết tiết kiệm của họ và hiện người dân rất khó khăn”, ông Ngân phát biểu.
Ở tổ thảo luận khác, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo nhìn nhận, giá các mặt hàng như xăng dầu, sắt, thép, xi măng, thực phẩm… tăng cao đã tác động trực tiếp đến người dân.
Đáng chú ý là, một số chỉ tiêu quan trọng như CPI, chỉ số giá nguyên - nhiên liệu cho sản xuất ở Việt Nam trong khu vực công nghiệp cũng tăng rất rõ. Điều này ảnh hưởng đến chi phí đầu vào, chi phí sản xuất hàng hóa, dẫn đến giá bán tăng lên, gây áp lực giá tiêu dùng cho người dân.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo đề nghị Chính phủ kiểm soát tốt nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, để vừa hạ áp lực lạm phát, vừa giảm các chi phí trong kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp.
Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Cần Thơ) nói, theo dự báo của Ngân hàngThế giới, giá năng lượng và xăng dầu năm 2022 tăng khoảng 50% so với năm 2021. Giá lương thực, thực phẩm tăng khoảng 23%. Chỉ số tăng giá tại Mỹ là 8,5% (tháng 4), tại EU là 7,5% (tháng 3) - mức tăng kỷ lục trong hơn 10 năm qua của 2 thị trường này. Ngay lập tức, trong tháng 5, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã điều chỉnh lãi suất từ 0,25% lên 0,75%. “Đây là động thái chưa từng có tiền lệ trong suốt thời gian dài”, ông Hùng bình luận.
Ông Hùng cũng lưu ý, tình hình tăng giá của thế giới là hiện hữu, Việt Nam là nền kinh tế mở, nên “nhập khẩu lạm phát” là nguy cơ rất lớn, cần lưu ý để có đối sách phù hợp.
Nhắc đến việc giá xăng trong nước vừa tăng lên hơn 30.000 đồng/lít, ông Hùng cho rằng, dù Chính phủ, Quốc hội có nhiều nỗ lực kiềm chế giá xăng thông qua Quỹ Bình ổn giá hay điều chỉnh chính sách thuế cũng như đảm bảo nguồn cung, thì cũng rất khó có thể kiểm soát hoàn toàn. Đại biểu đề nghị Chính phủ lưu ý giá nguyên vật liệu đầu vào khác cần kiểm soát, như điện.
“Theo tôi biết, EVN cam kết năm 2022 không tăng giá điện, nhưng cam kết này cũng khó khăn, vì đầu vào của điện là than, khí hiện đã tăng giá cao, các nước xung quanh như Singapore, Malaysia đều đã tăng giá điện 6 - 9%, các nước châu Âu cũng tăng giá điện”, ông Hùng lo ngại.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) cũng nhìn nhận, CPI tiềm ẩn nhiều rủi ro khi tháng 4 đã tăng 2,09% so với cuối năm 2021. Ông Thắng cho rằng, lạm phát từ cuối 2021 đến nay tăng gấp 2 lần cùng kỳ giai đoạn 2018 - 2021 là “con số rất báo động”. Trong khi đó, Việt Nam chưa có giải pháp căn cơ chiến lược về xăng dầu, chưa có sự chuẩn bị nguồn cung ứng và giá cả. Lượng dự trữ xăng dầu của Việt Nam rất bị động, không đảm bảo chiến lược lâu dài. “Tôi cho rằng, có 2 mặt hàng rất quan trọng là lương thực và xăng dầu. Lương thực thì có thể đáp ứng được, nhưng xăng dầu thế nào lúc này vẫn là dấu hỏi”, ông Thắng đặt vấn đề.
Thể chế không vướng gì cả
Bên cạnh nguy cơ lạm phát, giải ngân đầu tưcông chậm, gói chính sách tài khóa, tiền tệ theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 để hỗ trợ phục hồi chưa tiêu được đồng nào cũng là quan tâm của đại biểu ở các tổ thảo luận.
Tham gia thảo luận tại Tổ 12, gồm các đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng, Bắc Ninh, Kiên Giang, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đây cũng là những vấn đề mà Quốc hội và Chính phủ đang rất quan tâm. “Ai lại 1 năm chuyển nguồn tới hơn 600.000 - 700.000 tỷ đồng. Không tiêu được tức là có của năm đó rồi, nhưng không tiêu được, phải chuyển sang năm sau, rồi lại năm sau nữa, chứ không phải không có tiền. Cái này hiện nay Chính phủ cũng băn khoăn, Quốc hội cũng băn khoăn”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Nhấn mạnh, chi ngân sách đang rất khó khăn do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế rất thấp, Chủ tịch Quốc hội nêu con số giải ngân đầu tư cả năm 2021 chỉ đạt hơn 70%, vốn ODA cũng chỉ giải ngân 32,85%. “Nhất là gói kích thích kinh tế 347.000 tỷ đồng hiện chưa giải ngân được, ngày 24/5 mới có danh mục dự áncần phân bổ vốn gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhưng cũng mới chỉ có tên danh mục, chứ chưa phải là các dự án đã chuẩn bị đầu tư xong. 14.000 tỷ đồng cho gói chính sách về y tếchưa có danh mục đầu tư nào. Hỗ trợ “Sóng và máy tính cho em” cũng chưa giải ngân được…”, Chủ tịch Quốc hội thông tin.
Từ thực tế trên, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu sát thực tiễn ở địa phương phân tích kỹ, vì sao tiền có nhưng không tiêu được. Nhất là mua sắm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19, Quốc hội, Chính phủ đã có nghị quyết cho phép mua theo cơ chế đặc cách, đặc biệt, đặc thù, nhưng một số nơi không dám mua và một số nơi mua thì sai.
Chủ tịch Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh: “Trong giai đoạn phục hồi kinh tế mà tiền có không tiêu được thì vướng do đâu? Phải làm cho rõ. Riêng thể chế là không vướng gì cả. Quốc hội đã cho phép áp dụng các cơ chế, chính sách đặc cách, đặc thù, đặc biệt rồi, cho phép cả chỉ định thầu, tức là ở mức cao nhất rồi, mở hết sạch không còn gì mở thêm được nữa”.
Sau thảo luận tại tổ, những vấn đề nổi lên về kinh tế, xã hội, ngân sách nhà nước sẽ tiếp tục được thảo luận 2 ngày ở hội trường vào đầu tháng 6/2022. Chủ tịch Quốc hội mong các đại biểu hiến kế để tìm giải pháp mới cho những vấn đề đã cũ, nói trên.
Theo đại biểu Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, thời gian qua, nền kinh tế có những vấn đề cần nhận dạng để có giải pháp cả trước mắt và lâu dài, căn cơ.
Dẫn chứng khu vực bất động sảnvẫn âm do nhiều yếu tố, ông Mãi đặt vấn đề: “Có hay không đập chuột mà không bể bình, hay bể bình rồi? Làm sao siết tín dụng vào bất động sản cho đúng, tránh ảnh hưởng dự án cần triển khai, bởi khi dòng vốn vào thì tạo việc làm, tác động lớn đến kinh tế - xã hội”.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- ·Trả tự do 4 nữ tiếp viên Vietnam Airlines không phải tình tiết khép lại vụ việc
- ·Lái Mercedes tông chết rồi bỏ chạy: Thân nhân tìm cách thương lượng
- ·Vụ Trang Nemo đánh người đình chỉ điều tra 1 bị can do đột quỵ qua đời
- ·UAV do thám Mỹ lượn qua 7 quốc gia để bay gần biên giới Nga
- ·Giám đốc Công an Đồng Nai chỉ đạo làm rõ vụ bấm 4 biển số xe máy “siêu đẹp”
- ·Vẻ đẹp tuyến đường gần 8km ở TP.HCM được đề xuất đặt tên Võ Nguyên Giáp
- ·Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu báo cáo vụ tiếp viên nghi xách ma túy
- ·Thời tiết hôm nay 03/1: Miền Trung mưa rào, miền Bắc trời rét
- ·Chính thức miễn kiểm định xe mới, kéo dài chu kỳ đăng kiểm cho xe gia đình
- ·Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- ·Nhóm lợi ích và chiêu ‘vòi' tiền doanh nghiệp trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’
- ·Ông Nguyễn Văn Thể: Xây dựng thế hệ thanh niên trong sạch, có tri thức, đạo đức
- ·Công an xác định được kẻ quấy rối nữ sinh trước cổng trường Đại học Thương Mại
- ·Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- ·Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: Hơn 170 tỷ nhận hối lộ được chia như thế nào?
- ·Xe mới 'đắp chiếu' chờ tem đăng kiểm: Cũ, mới như nhau, ai cũng phải xếp hàng
- ·Vụ lật thuyền làm 12 người rơi xuống sông ở Đồng Nai: Khởi tố thuyền trưởng
- ·Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- ·Hàng trăm người chong đèn, xuyên đêm tìm kiếm 2 học sinh đuối nước trên biển
- Những khuyến cáo khi cho trẻ sơ sinh dùng kháng sinh sớm
- Xây dựng đường nông thôn theo loại hình mới
- Bão suy yếu thành áp thấp, đề phòng mưa lũ
- Đã giải bài toán “khát” nước
- Hỗ trợ nhà ở người có công
- Tăng cường phòng, chống sạt lở ven sông
- Công điện của Thủ tướng về vụ tai nạn giao thông ở Lào Cai
- Bão Rammasun đang giật cấp 12 tại Móng Cái
- Cần chung sức nâng cao chất lượng lộ nông thôn
- Phẫu thuật tách thành công hai trẻ 4 tháng tuổi dính liền bụng