【man nhãn.net】RCEP: Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bao gồm các quốc gia trải dài về địa lý từ Nhật Bản đến Australia và New Zealand,ệpđịnhthươngmạitựdolớnnhấtthếgiớman nhãn.net nhằm giảm thuế quan, tăng cường chuỗi cung ứng với các quy tắc xuất xứ chung và hệ thống hóa các quy tắc thương mại điện tử mới.
Việc thông qua hiệp định này được cho là có thể gây sức ép cho một số công ty Mỹ và các công ty đa quốc gia khác bên ngoài khu vực, đặc biệt là sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (sau này là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương).
Sau khi Ấn Độ rút khỏi các cuộc đàm phán RCEP vào tháng 11/2019, 15 quốc gia còn lại đã tuyên bố mục tiêu hoàn tất hiệp định tại Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ 4 khi Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020. Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia Azmin Ali đã từng gọi việc ký kết hiệp định RCEP là đỉnh cao của “8 năm đàm phán bằng máu, mồ hôi và nước mắt”.
Mặc dù RCEP có mức độ cam kết khiêm tốn hơn so với TPP, nhưng quy mô rộng hơn, bao gồm nhiều nền kinh tế và hàng hóa, và đây là điều hiếm thấy trong thời đại bảo hộ hơn hiện nay. Tác động của RCEP có thể mở rộng ra ngoài khu vực. RCEP có mức độ ảnh hưởng khiêm tốn hơn TPP, nhưng việc thực thi hiệp định có thể khiến các doanh nghiệp Mỹ khó cạnh tranh hơn với quan hệ đối tác trong RCEP bao gồm 2,2 tỷ người với tổng GDP khoảng 26 nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, nhiều nước tham gia vào hiệp định thương mại cũng đang cảnh giác về việc trở nên quá phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Nhật Bản nằm trong số các quốc gia đã tìm cách đánh giá lại chuỗi cung ứng ở Trung Quốc, và động thái của Bắc Kinh khi cấm các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Australia nhấn mạnh nguy cơ phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Mặc dù việc ông Joe Biden có chính thức trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ và tham gia trở lại hiệp định CPTPP hay không, vẫn còn là câu hỏi lớn, nhưng một số nhà phân tích vẫn coi đó là phương tiện tốt nhất để Mỹ làm sâu sắc hơn mối quan hệ kinh tế với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đông Nam Á, nơi đang phải ứng phó với đại dịch Covid-19, đã có sự phục hồi không đồng đều. 10 quốc gia khác nhau rất nhiều về vị trí kinh tế, số lượng và mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát liên tiếp, khả năng và mức độ sẵn sàng cung cấp các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ, thời gian đóng cửa và mức độ nghiêm ngặt cũng như mức độ tập trung của các ngành bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ như GDP của Thái Lan nằm trong số những quốc gia dự kiến sẽ giảm sút vào năm 2020, giảm khoảng 7,2% trong năm nay, trong khi Việt Nam được coi là nền kinh tế hiếm hoi trên thế giới đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng.
Ấn Độ đã gây bất ngờ cho những nước tham gia RCEP vào cuối năm ngoái khi quyết định rút khỏi hiệp định. Vào thời điểm đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lo ngại tác động của RCEP đối với cuộc sống và sinh kế của tất cả người dân Ấn Độ, đặc biệt là những bộ phận dễ bị tổn thương trong xã hội. Bất chấp việc rút khỏi hiệp định, các quan chức cho biết, Ấn Độ có thể tham gia lại các cuộc đàm phán khi có quyết định phù hợp. Việc Ấn Độ rút khỏi hiệp định đã loại bỏ một trong những trở ngại lớn nhất đối với RCEP.
Vào tháng 6, các Bộ trưởng RCEP đã tái khẳng định quyết tâm ký kết hiệp định này trong bối cảnh thương mại, đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt với những thách thức chưa từng có do đại dịch Covid-19. Tất cả các cuộc hội nghị lớn và cả những cuộc họp kỹ thuật đều nỗ lực cho đến phút cuối cùng. Các quan chức RCEP luôn cố gắng đưa ra những lời đề nghị cuối cùng và tốt nhất cho đến khi thực sự không còn thời gian cho bất kỳ thỏa hiệp nào khác.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- ·Tự làm salad kiểu Hy Lạp đẹp và lạ cho buổi tụ tập cuối tuần
- ·Thu hút FDI 11 tháng đạt 26,43 tỷ USD
- ·Ký thỏa thuận cộng gộp xuất xứ sản phẩm dệt may với Hàn Quốc
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·Bùng nổ điện mặt trời mái nhà, công suất "nhảy vọt" gần 9.300 MWp
- ·Bất động sản công nghiệp có tiềm năng phát triển mạnh trong những tháng đầu năm 2021
- ·Độc đáo đám cưới rước dâu bằng xe trâu ở Thanh Hóa
- ·Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- ·Môi trường ‘không khói thuốc lá’ ở nhiều Bộ, ngành trên cả nước
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- ·Lo ngại về độ an toàn đằng sau sự hấp dẫn của những món ăn vặt trước cổng trường
- ·Khuyến cáo doanh nghiệp cá tra không hạ thấp giá xuất khẩu
- ·Cảnh báo thịt lợn bày bán nhiễm vi sinh vật mất an toàn thực phẩm
- ·FAO: Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
- ·Xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư có được BHYT thanh toán không?
- ·Hà Nội thành lập 4 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán 2025
- ·Từ 1/1, hàng tạm nhập tái xuất chỉ thực hiện qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính
- ·Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- ·Làng trúng số miền Tây: Anh công nhân thành đại gia nhờ trúng 42 tờ độc đắc