【bảng xếp hạng bóng đá azerbaijan】Nông dân thi đua thành... triệu phú
Lão nông Lê Văn Bì (bìa trái) - người tiên phong nuôi gà Đông Tảo thành công ở xã Minh Hưng (Chơn Thành)
Nhiệm kỳ 2013-2018,ng dbảng xếp hạng bóng đá azerbaijan về danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi, Hội Nông dân xã Minh Hưng có 3 lượt hội viên đạt cấp Trung ương, 24 lượt cấp tỉnh, 214 lượt cấp huyện và cấp cơ sở có 1.498 lượt. Hầu hết đều có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng, cá biệt có hộ thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
NĂNG ĐỘNG LÀM GIÀU
Diện tích nhà ở kết hợp chăn nuôi của gia đình chị Giang Thị Mai ở tổ 5, ấp 1, xã Minh Hưng vỏn vẹn chưa đầy nửa sào đất, thế nhưng chị đã khéo léo kết hợp trồng trọt, chăn nuôi để tăng thu trên cùng một diện tích. Tận dụng bã rượu nấu hằng ngày chị Mai nuôi 35 con heo rừng lai thịt; trên 100 con gà, vịt; 100 cặp chim bồ câu; trồng các loại rau phục vụ chăn nuôi và bán tại chợ. Từ các nguồn thu, hằng tháng gia đình chị Mai thu về trên 20 triệu đồng.
Ít đất nhưng nhờ linh hoạt trong trồng trọt, chăn nuôi giúp hộ chị Giang Thị Mai thu nhập hơn 20 triệu đồng/tháng
“Vào Bình Phước với nhiều khó khăn, trong khi 3 người con đang tuổi ăn học, mọi chi tiêu trông vào nguồn thu nhập bấp bênh từ làm thuê, phụ hồ của chồng. Năm 2015, tôi làm đơn vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện Chơn Thành được 10 triệu đồng đầu tư chăn nuôi. Sau 1 năm tôi đã trả hết nợ” - chị Mai chia sẻ.
Nắm bắt thị hiếu về phát triển cây ăn trái những năm gần đây, sau khi thanh lý vườn cao su, bà Bùi Thị Đầm ở ấp 6, xã Minh Hưng đầu tư trồng 2 ha quýt đường. Cây giống được bà về miền Tây tuyển chọn. Vừa trồng, bà vừa học hỏi kinh nghiệm từ nhiều hộ trồng quýt thành công trên địa bàn tỉnh. Sau 5 năm, vườn quýt của gia đình bà đang cho nguồn thu ổn định, với giá bán 15-20 ngàn đồng/kg tùy thời điểm, lợi nhuận trên 400 triệu đồng/năm.
70 TUỔI KHỞI NGHIỆP VẪN CHƯA MUỘN
Lão nông Lê Văn Bì ở ấp 6 là một trong những người tiên phong nuôi gà Đông Tảo rất thành công ở xã Minh Hưng. Tuy đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, lão nông này vẫn kiên trì đi xe máy hàng trăm cây số về TP. Hồ Chí Minh học kỹ thuật nuôi gà và luôn giữ lửa đam mê làm giàu. Hằng ngày, ông vác cám đi đổ từng chuồng cho 100 con heo thịt và 500 con gà Đông Tảo. Đông con, vợ chồng ông càng chủ động làm kinh tế khi sức khỏe còn cho phép. Với 6 sào đất trồng mít Thái, ông Bì kết hợp chăn nuôi dưới tán. Năm 2015, ông Bì bỏ ra 70 triệu đồng mua 100 con gà Đông Tảo F1 tại trại giống ở TP. Hồ Chí Minh về nuôi. Trong số đó có 5 con trống trị giá 25 triệu đồng và 3 con mái 9 triệu đồng.
Hệ thống chuồng trại được ông Lê Văn Bì xây dựng theo quy mô khép kín, mỗi khu thiết kế riêng phù hợp để heo sinh trưởng tốt và không gây ô nhiễm môi trường
Hiện trại của ông có khoảng 500 con gà Đông Tảo, thời điểm gà được giá ông nhân đàn lên đến 1.000 con. 2 máy ấp trứng số lượng 1.000 quả một lần ấp, gà nở đến đâu bán hết đến đó. Giá bán gà con 1 ngày tuổi 100 ngàn đồng/con, 1 tuần tuổi 120 ngàn đồng/con, 25 ngày tuổi 200 ngàn đồng/con. Để đủ tiêu chuẩn xuất bán, 1 con gà Đông Tảo phải nuôi từ 1 năm trở lên, lúc này gà nặng khoảng 3kg, giá bán 220 ngàn đồng/kg, có thời điểm đạt 350 ngàn đồng/kg. Hiện ông Bì có gà thịt quanh năm, những tháng gần tết sức mua nhiều, giá bán cũng cao hơn so với ngày thường.
“Nhiều hộ nông dân tận dụng tốt vốn vay, lại biết cách khai thác và tổ chức dịch vụ phục vụ nông nghiệp, chuyển dịch kinh tế từ trồng trọt, chăn nuôi sang dịch vụ buôn bán, cho thuê nhà trọ và các ngành phụ trợ. Nhiều hộ chủ động tìm tòi đưa vào thử nghiệm và nhân rộng các loại cây - con giống mới, phá vỡ thế độc canh sản xuất các cây - con truyền thống. Từ đó góp phần đa dạng hóa sản xuất, phát triển ngành nghề, dịch vụ phục vụ các khu công nghiệp trên địa bàn xã”. Ông NGUYỄN VĂN BẰNG, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Hưng cho biết. |
Diện tích đất ít nhưng nhờ biết kết hợp trồng trọt, chăn nuôi giúp ông Bì thu về 500 triệu đồng mỗi năm. Trang trại chăn nuôi với quy mô 200 con heo thịt, tuy nhiên năm vừa rồi giá heo hơi xuống thấp nên ông giảm còn 100 con. Hệ thống chuồng trại quy mô khép kín, chia làm 3 khu dành cho heo nái, heo con và heo thịt, được thiết kế riêng biệt, giúp heo sinh trưởng tốt và không ô nhiễm môi trường. Để hướng đến mô hình chăn nuôi khép kín, gia đình ông tự nuôi heo nái và tiêm phòng vắc-xin định kỳ. Tất cả phần xả thải của heo được đưa xuống hầm biogas xử lý để lấy nhiên liệu phục vụ nấu nướng trong gia đình.
Ngoài đẩy mạnh phong trào sản xuất - kinh doanh giỏi, Hội Nông dân xã còn tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên đóng góp hàng tỷ đồng, hàng trăm ngày công lao động tu sửa, nâng cấp trên 16.780m đường giao thông nông thôn; đóng góp trên 700 triệu đồng kéo điện cho các ấp 6, 10, 11... Nhiều hội viên sản xuất - kinh doanh giỏi tích cực đóng góp, tặng quà hộ nghèo trong các dịp lễ, tết.
Ngân Hà
(责任编辑:La liga)
- ·Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- ·Năng suất lao động giảm là thách thức lớn nhất của tăng trưởng kinh tế
- ·Tiếp viên hãng hàng không Korean Air nhiễm Covid
- ·WHO khuyến cáo cách phòng ngừa và kiểm soát virus corona ngay tại nhà
- ·Syngenta Việt Nam tặng 2 điểm trường và 4 mái ấm trị giá hơn 1 tỷ đồng
- ·NK ô tô: Cần sự minh bạch
- ·NK ô tô: Cần sự minh bạch
- ·Xuất khẩu dăm gỗ “tuột dốc”
- ·Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
- ·Xét nghiệm gì khi có biểu hiện ‘giống cúm’?
- ·Các ngân hàng chi hàng tỷ đồng thưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Giật mình với con số lợi nhuận của công ty khai thác dịch vụ Cáp treo Chùa Hương
- ·Hiểu nội dung các cam kết là điểm khó của doanh nghiệp
- ·Thanh Hóa không còn bệnh nhân nghi mắc virus Corona
- ·Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- ·Củ mài chữa bệnh di tinh, mộng tinh
- ·Người đàn ông 32 tuổi gãy 'cậu nhỏ' vì thủ dâm
- ·Mắc bệnh viêm cột sống dính khớp, người đàn ông phải tháo cột sống rồi ghép lại
- ·Honda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1
- ·Vì sao xuất khẩu gỗ sụt giảm?