【nhận định tot】Điều kiện cho phép bội chi ngân sách địa phương
Đảm bảo nguồn chi trả nợ gốc
Một trong những nội dung đáng quan tâm của Luật NSNN 2015 là về chi trả nợ gốc tiền vay của NSNN. TheĐiềukiệnchophépbộichingânsáchđịaphươnhận định toto Luật đã được thông qua, phạm vi NSNN bao gồm thu, chi, bội chi, khoản vay để bù đắp bội chi NSNN và vay để trả nợ gốc của NSNN; chi trả nợ gốc không phải là khoản chi cân đối của NSNN.
Ngoài nguồn trả nợ gốc tiền vay của NSNN từ các khoản vay quy định, nguồn chi trả nợ gốc còn có các nguồn khác như: Bội thu NSNN; tăng thu, tiết kiệm chi so với dự toán trong quá trình chấp hành NSNN; kết dư ngân sách. Thực tế, có một số ý kiến cho rằng quy định này có thể dẫn đến sự thiếu thống nhất và dễ gây hiểu lầm.
Một nội dung khá mới trong Luật NSNN 2015 là Quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách cũng được Bộ Tài chính dành một điều riêng trong dự thảo Nghị định để quy định chi tiết từ phạm vi đến phương thức sử dụng và trách nhiệm quản lý. |
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ, dự thảo Nghị định mà Bộ Tài chính đưa ra đã quy định rõ phạm vi NSNN cũng như quy định về chi trả nợ gốc các khoản vay.
Cụ thể: Nguồn chi trả nợ gốc các khoản vay gồm số vay để trả nợ gốc của NSNN hàng năm được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; bội thu NSNN trong dự toán đầu năm đã được Quốc hội, HĐND cấp tỉnh quyết định; tăng thu, tiết kiệm chi so với dự toán trong quá trình chấp hành NSNN; kết dư ngân sách Trung ương, ngân sách cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng nêu rõ: Các khoản nợ gốc đến hạn phải được chi trả đầy đủ, đúng hạn theo cam kết và hợp đồng đã ký. Khoản chi trả nợ gốc phải được quản lý, hạch toán qua Kho bạc nhà nước.
Theo phân tích của Bộ Tài chính, với quy định trên, mặc dù chi trả nợ gốc không phải là khoản chi cân đối của NSNN nhưng được bố trí nguồn để bảo đảm chi trả đầy đủ, đúng hạn theo cam kết; đồng thời, khoản trả nợ gốc được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định hàng năm, cùng với quyết định dự toán NSNN hàng năm theo đúng thẩm quyền.
Không hỗ trợ kinh phí cho các Quỹ tài chính
Một nội dung khá mới trong Luật NSNN 2015 là Quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách cũng được Bộ Tài chính dành một điều riêng trong dự thảo Nghị định để quy định chi tiết từ phạm vi đến phương thức sử dụng và trách nhiệm quản lý.
Các đề xuất của Bộ Tài chính đưa ra với mục tiêu hạn chế việc thành lập các Quỹ tài chính ngoài ngân sách mà nguồn thu thực chất là của NSNN, đồng thời để các Quỹ đang được NSNN cấp kinh phí hoạt động phải thay đổi phương thức hoạt động để huy động nguồn lực ngoài NSNN.
Trong dự kiến của Bộ Tài chính, Quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách là quỹ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và được quản lý trực tiếp của cơ quan Nhà nước.
NSNN không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các Quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách. Căn cứ khả năng của NSNN, Quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách có thể được hỗ trợ vốn điều lệ từ NSNN khi được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của NSNN.
Hàng năm, cơ quan quản lý Quỹ do Trung ương quản lý thực hiện báo cáo Bộ Tài chính kế hoạch thu, chi và quyết toán thu, chi quỹ để tổng hợp báo cáo Chính phủ, báo cáo Quốc hội cùng với báo cáo dự toán và quyết toán NSNN. Cơ quan quản lý quỹ do địa phương quản lý thực hiện báo cáo Sở Tài chính kế hoạch thu, chi và quyết toán thu, chi quỹ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cùng với báo cáo dự toán và quyết toán ngân sách địa phương.
Cho bội chi, đảm bảo khả năng trả nợ
Trong dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính cũng đưa ra 2 phương án quy định về điều kiện cho phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm khả năng trả nợ cũng như đảm bảo thời gian vay trung hạn và dài hạn, tránh tình trạng thường xuyên phải vay mới và trả nợ cũ.
Phương án thứ nhất,Bộ Tài chính dự kiến cho phép bội chi ngân sách địa phương nếu kết thúc thời gian chỉnh lý quyết toán năm trước năm xây dựng dự toán không phát sinh nợ quá hạn đối với các khoản nợ vay phải thanh toán trong năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán.
Phương án thứ hai,điều kiện được bội chi là trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán, không phát sinh nợ quá hạn đối với các khoản nợ vay phải thanh toán trong năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán.
Các trường hợp đặc biệt hơn thì sẽ do Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định khi phát sinh.
Nghị định này được ban hành sẽ có hiệu lực từ năm tài chính 2017 và thay thế Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- ·Lộ diện những gương mặt đại gia 9X giàu nhất sàn chứng khoán Việt
- ·Giá vàng hôm nay ngày 14/2/2017 lúc tăng lúc giảm khó đoán định
- ·Bí ẩn chiếc bình sành hơn 22 tỷ đồng thời nhà Minh
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Nhà máy sản xuất trứng gà sạch hàng đầu thế giới tại Việt Nam
- ·Chồng doanh nhân của ca sĩ Thu Minh lại bị giăng biểu ngữ đòi nợ
- ·Nokia 3310 thế hệ mới trình làng, giá gần 1,2 triệu đồng
- ·Vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội: Người dân bất lực hờ cứu hỏa
- ·Ô tô cũ bán chạy nhất thị trường Việt có nên mua
- ·Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- ·Sáng nay, khai hội Tản Viên Sơn Thánh và khai trương du lịch Ba
- ·Thị trường vàng mã nhộn nhịp ngày cận tết ông Công ông Táo
- ·Đấu giá siêu xe của Tổng thống Mỹ Donald Trump
- ·Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
- ·Xổ số Vietlott: Giải Jackpot trị giá 20 tỷ đồng là người HN
- ·Iphone 8: Cập nhật tin tức mới nhất
- ·Samsung ảnh hưởng nền kinh tế Hàn Quốc như thế nào
- ·Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
- ·Mì chính nhà giàu: Gia vị 'vàng ròng' 5 triệu đồng/kg