【thứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia armenia】Cấm đánh bắt thủy sản có thời hạn trên 2 vùng biển rộng hơn 15.000ha
Cấm đánh bắt thủy sản có thời hạn trên 2 vùng biển rộng hơn 15.000ha
(Dân trí) - Tỉnh Quảng Ngãi cấm ngư dân khai thác thủy sản tại 2 khu vực biển có diện tích hơn 15.000ha trong 1 tháng. Việc này nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản ven bờ.
Ngày 29/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi ban hành thông báo về khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn ở vùng biển ven bờ.
Khu vực biển bị cấm đánh bắt thủy sản có thời hạn nằm ở phía Nam đảo Lý Sơn và vùng biển ven bờ thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi).
Trong đó, khu vực cấm đánh bắt hải sản phía Nam đảo Lý Sơn có diện tích 7.624ha. Khu vực này được xác định bởi đường nối các điểm có tọa độ: A (15⁰17'40"N, 109⁰03'00"E); B (15⁰17'40"N, 109⁰08'00"E); C (15⁰13'00"N, 109⁰08'00"E); D (15⁰13'00"N, 109⁰03'00"E).
Khu vực cấm đánh bắt thủy sản thuộc vùng biển thị xã Đức Phổ có diện tích 7.439ha. Phạm vi cấm khai thác được xác định theo tọa độ: A (14⁰55'00"N, 109⁰06'00"E); B (14⁰55'00"N, 109⁰11'00"E); C (14⁰50'30"N, 109⁰11'00"E), D (14⁰50'30"N, 109⁰06'00"E).
Thời gian cấm khai thác thủy sản tại 2 khu vực nêu trên từ ngày 1 đến ngày 31/11 hàng năm.
Việc cấm đánh bắt thủy sản có thời hạn nhằm bảo vệ khu vực các loài thủy sản tập trung sinh sản, khu vực ươm giống và thủy sản còn non sinh sống.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đề nghị các địa phương ven biển tuyên truyền đến chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên biết về quy định cấm khai thác thủy sản có thời hạn.
Ngư dân khai thác thủy sản trong khu vực cấm có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
Vùng biển tỉnh Quảng Ngãi có gần 1.300 loài thủy sản, trong đó có 36 loài nguy cấp, quý hiếm.
Toàn tỉnh này có khoảng 4.300 tàu cá. Số lượng tàu đánh cá nhiều, tần suất khai thác dày dẫn đến nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm, đặc biệt là vùng biển ven bờ.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công
- ·Sẽ tháo gỡ vướng mắc về ghi nợ tiền sử dụng đất
- ·Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước ngay trong ngày khai mạc kỳ họp thứ sáu
- ·Xuất khẩu gạo 2022: Kỳ tích trong khó khăn
- ·Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- ·Tìm cơ hội xúc tiến thương mại từ Hội chợ thiết kế và Nội thất Stockholm
- ·Thúc đẩy khả năng tư duy khoa học của trẻ
- ·Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dự Hội nghị Bộ trưởng Nông lâm nghiệp ASEAN
- ·Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
- ·Các bộ phải ban hành tiêu chuẩn sử dụng tài sản công thuộc thẩm quyền
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·Lỗ hổng quản lý người bệnh tâm thần
- ·Hà Nội lấy ý kiến xây dựng chính quyền đô thị
- ·Thí sinh thi vào lớp 10 trường chuyên của Hà Nội phải trải qua 2 vòng
- ·Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- ·Quảng Bình phấn đấu tăng thu nội địa 14% năm 2020
- ·Hướng dẫn sử dụng các dịch vụ thư điện tử trong cơ quan Bộ Tài chính
- ·Thị trường thực phẩm Việt hút doanh nghiệp Ba Lan
- ·Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- ·Bệnh sởi bùng phát trái mùa