【keongacai】Khắc phục bất cập, phát triển logistics vùng Đông Nam Bộ
Tăng cường liên kết vùng,ắcphụcbấtcậppháttriểnlogisticsvùngĐôngNamBộkeongacai phát triển các tuyến hành lang logistics Đông - Tây | |
Nhiều lợi thế phát triển dịch vụ logistics | |
Hướng đi nào phát triển thị trường logistics hàng không? |
Hàng hóa XNK qua cảng Cát Lái. Ảnh: T.H |
Đánh giá về hiện trạng logistics của khu vực Đông Nam Bộ, ông Nguyễn Thanh Tuấn, Trưởng bộ phận nghiên cứu Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) cho rằng, vùng Đông Nam Bộ là khu vực tập trung hạ tầng logistics quan trọng của đất nước, đảm nhận phần lớn số lượng hàng hóa và khối lượng hàng container XNK của cả nước. Đóng góp của vùng Đông Nam Bộ thời gian qua đã hỗ trợ tích cực cho các vùng kinh tế khác để tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa.
Tuy nhiên,theo ông Tuấn, logistics vùng Đông Nam Bộ vẫn còn nhiều hạn chế, đòi hỏi phải có sự khắc phục kịp thời. Qua khảo sát, thống kê, chúng ta có thể thấy dịch vụ logistics hiện nay phát triển có phần chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vùng; chi phí logistics còn cao; sự liên kết giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Để nâng cao khả năng phát triển đồng bộ, cần tăng cường hơn các hoạt động thu hút vốn đầu tư, nâng cao tính tự chủ của địa phương trong việc vận hành cơ sở hạ tầng, triển khai hoạt động logistics để hệ thống logistics đạt hiệu quả tốt hơn, chất lượng hơn.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Huỳnh Văn Cường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics TPHCM (HLA), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn nhận định, một trong những vẫn đề quan trọng tác động đến hoạt động logistics là cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng của khu vực Đông Nam Bộ hiện vẫn tồn tại nhiều điểm nghẽn, dẫn đến nhiều thách thức cho doanh nghiệp logistics trong quá trình hoạt động.
Theo đó, một số điểm nghẽn lớn có thể kể đến là hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng nhu cầu; đường biển và thủy nội địa phát triển chưa tương xứng; chưa có đường sắt kết nối; thiếu thốn nguồn lực; hạ tầng mềm là công nghệ, chuyển đổi số chưa phát triển;…
Nhằm giải quyết các vướng mắc này, từng địa phương đã đề xuất và triển khai nhiều phương án, chiến lược với mục tiêu cải thiện hơn hoạt động logistics, tăng cường kết nối logistics vùng. Việc kết nối hạ tầng vùng là một bài toán khó, đòi hỏi các địa phương phải cùng chung tay, phát huy tiềm lực của địa phương mình cùng với đó là đóng góp các sáng kiến nhằm hoàn thiện, thúc đẩy hoạt động logistics vùng thuận lợi nhất.
Trao đổi về những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển logistics tại TPHCM và các giải pháp phát triển ngành logistics tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thành phố so với khu vực vùng Đông Nam Bộ, ông Nguyễn Công Luân, Phó trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu, Sở Công thương TPHCM cho rằng hoạt động logistics tại TPHCM cũng đang gặp phải nhiều trở ngại, nổi bật trong số đó là hiện trạng về hạ tầng.
Là địa phương trọng điểm tại khu vực Đông Nam Bộ, TPHCM kỳ vọng phát triển các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, hình thành đội ngũ doanh nghiệp nòng cốt, có khả năng dẫn dắt thị trường dịch vụ logistics khu vực phía Nam và cả nước.
Theo ông Nguyễn Công Luân, theo đề án đã được phê duyệt, TPHCM xây dựng 8 trung tâm logistics quy mô lớn và đặt mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của doanh nghiệp TPHCM đạt 15% và đến năm 2030 đạt 20%. Tuy nhiên, hiện mới có Trung tâm logistics khu công nghệ Cao (6 ha) đang trong giai đoạn lựa chọn nhà đầu tư để triển khai xây dựng, các trung tâm logistics còn lại chủ yếu ở giai đoạn lập quy hoạch phân khu.
Để phát triển dịch vụ logistcs trong khu vực Đông Nam Bộ, ông Luân cho rằng, cần có các giải pháp phù hợp, không chỉ về mặt chính sách, cơ chế mà còn về mặt hành động ở các địa phương để cải thiện hơn cũng như tạo tính đột phá hơn cho hệ thống logistics khu vực.
Từ góc độ của chuyên gia pháp lý, ông Ngô Khắc Lễ, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam đã trao đổi về các tranh chấp phát sinh từ hoạt động logistics, một số hệ quả và khuyến nghị cho doanh nghiệp.
Với kinh nghiệm tham gia giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực logistics, ông Lễ lưu ý doanh nghiệp, khi thực hiện giao dịch, doanh nghiệp cần hết sức cẩn trọng trong việc xây dựng, bổ sung và điều chỉnh quy định hợp đồng, cũng như chú ý xem xét kỹ các điều kiện kinh doanh chuẩn để tránh tạo những bất lợi không đáng có trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Đưa ra một số vụ việc điển hình liên quan đến vấn đề chứng từ, điều khoản bất khả kháng,… ông Lễ phân tích, đây là những vấn đề phổ biến, dễ phát sinh tranh chấp mà doanh nghiệp gặp phải thời gian qua và có thể là trong thời gian tới nếu không được giải thích, khuyến nghị kỹ càng.
(责任编辑:World Cup)
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·Huy động thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ để thực hiện các dự án trọng điểm
- ·Lộ diện Top 3 Người đẹp tài năng tại Hoa hậu Việt Nam
- ·Hai thí sinh 'rich kid' tại Miss Universe năm nay
- ·Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
- ·Thạch Thu Thảo bị 'trêu đùa' đăng quang Hoa hậu Trái Đất 2022
- ·Miss Supranational chính thức nâng độ tuổi tham gia
- ·'Bản sao Pia Wurtzbach' sẽ đối đầu Phương Anh tại MI 2022
- ·NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- ·Tổng Bí thư yêu cầu Quân ủy Trung ương 5 quyết tâm và 5 chủ động
- ·'Bản sao' Taylor Swift đăng quang Á hậu 1 Miss Earth 2022
- ·Việt Nam được xướng tên ngôi vị á vương Hòa bình
- ·'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
- ·Miss Universe Bolivia bất mãn lên tiếng sau khi bị tước quyền thi đấu
- ·Top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022 chiêu đãi fan bộ ảnh sau đăng quang
- ·Xem xét điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương
- ·Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
- ·Nam Em chính thức được nâng cấp thành Hoa hậu Đồng bằng Sông Cửu Long