【kèo nhà cái năm】Ký ức thanh xuân của người lính trẻ
Xuyên suốt 26 câu chuyện trong tác phẩm là những dòng ký ức từ nhân vật “Tôi”,ýứcthanhxuâncủangườilínhtrẻkèo nhà cái năm cũng chính là tác giả. Chọn cách kể chuyện này, tác giả thật dễ dàng thuật lại những ký ức, đồng thời cũng tái hiện lại được một phần của đời sống lịch sử. Tôi đọc ở tác phẩm này để thấy được hai điều: đời sống tâm lý của người lính trong cuộc chiến và đời sống của dân tộc mình trong chiến tranh. Cả hai nội dung đó đã góp phần khắc họa thêm một phần sự thật của lịch sử. Đó là điều tạo nên giá trị của một tác phẩm.
Lịch sử dân tộc ghi nhận một giai đoạn kháng chiến chống Mỹ 1954-1975 đầy khốc liệt và nhà văn Trần Khởi đã kể lại cho người đọc thấy được một đời sống tâm lý của một người lính-thanh niên của giai đoạn này. Bắt đầu từ tình cảm sôi nổi của một chàng trai mới lớn, viết tâm thư gửi lại và trốn gia đình lên đường, Trần Khởi là kiểu nhân vật tiêu biểu của hàng vạn thanh niên trí thức lúc bấy giờ. Anh đã bỏ lại đằng sau những ước mơ, hoài bão.
Gác bỏ những điều kiện ưu đãi cho một thanh niên xuất sắc, Trần Khởi khẳng định một câu “Bây giờ mà không ra trận, đợi lúc nào nữa?”. Để rồi từ đó, bước chân người lính trải qua những địa danh từ quê hương Quảng Bình đến chiến trường Trị Thiên, chiến trường Khu Năm ác liệt. 26 câu chuyện là những ký ức về nỗi đau, về mất mát, về gian khổ.
26 câu chuyện trong cuốn sách, người đọc thấy được nhiệt huyết của một chàng trai mới lớn yêu nước. Anh bỏ lại đằng sau những giọt nước mắt của mẹ, sự âu lo của cha, nỗi ngạc nhiên của những người chung quanh, để hăm hở lên đường. Không một toan tính nào cho riêng mình, người lính trẻ ấy ra trận bằng tất cả tình yêu quê hương máu thịt.
Quả thật, tôi đã có giấy báo đi học nước ngoài từ tuần trước. Ai cũng mong có cái giấy như tôi. Bởi lúc này, ung dung lên tàu ra nước ngoài, được nhà nước lo cho ăn học, tránh xa nơi bom rơi đạn nổ, thì có gì bằng! Nhưng với tôi, tâm hồn tôi đã ở ngoài mặt trận cả rồi. Tôi quyết phải được ra đi”.
Đó không phải tâm tư tình cảm riêng của mỗi nhân vật tôi trong tác phẩm của Trần Khởi, mà đó còn là tiếng nói của nhiều thanh niên trí thức đương thời. Họ đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc, cho dân tộc. Quan điểm ấy, cách sống ấy, sự lựa chọn ấy không phải ngẫu hứng hay bồng bột mà được hun đúc từ ý thức về lòng yêu nước. Nó thật giản dị nhưng sâu thẳm trong mỗi trái tim của con người. Nếu lòng yêu nước trong những trang sách được định nghĩa một cách trừu tượng, thì biểu hiện cụ thể của nó trong mỗi trái tim của con người thật giản dị biết bao. Như tâm tình của chàng trai mới lớn, biết tin mình được trở thành người lính thực thụ, anh bâng khuâng một nỗi niềm rất đời thường, rất con người mà đẫm chất thơ.
Mang tâm trạng ấy hăm hở bước vào cuộc chiến, dường như, bom rơi đạn nổ, chết chóc gian khổ không ngăn được ý chí chiến đấu của con người này. Khát vọng đánh Mỹ của những lớp người đó vẫn luôn được ghi nhận bằng sự trân trọng của những con người sinh ra và lớn lên trong thời đại hòa bình. Đọc những dòng thư của một chàng trai mười tám tuổi, để hiểu anh ta đã bỏ lại sau lưng tình cảm gia đình thiêng liêng và lên đường theo mệnh lệnh trái tim là điều xuất phát tự bên trong thôi thúc.
“Ba yêu thương của con!
Con có lỗi với ba nhiều. Ba đừng buồn lo…
Con đường vào Nam đầy gian lao thử thách, nhưng con đi đúng đường ba đã chọn.
Chúc ba mạnh khỏe, công tác tốt!
Hôn ba”
Văng Mu, ngày 27/08/1968.
Gọi đây là những dòng tin nhắn thì đúng hơn. Nhưng không, đó là bức thư viết của thời chiến. Bức thư mang tính chất thông báo nhiều hơn bày tỏ. Hoặc, anh cũng bày tỏ, bằng sự kìm nén lòng mình. Quả thật, chặng đường tiếp theo trong suốt gần mười năm đánh giặc, hành trình của người lính ấy là đi, đi và đi, chỉ để một mục tiêu duy nhất, được trực tiếp cầm súng đánh giặc.
Tập truyện ký “Cha và con lính trận” đưa lại cho người đọc thấy được nhiều hình ảnh của chiến tranh. Ở góc nhìn của mình, tôi chỉ chọn góc nhìn về đời sống tình cảm của người lính trẻ bước vào cuộc chiến để thấy được sự hào sảng, nhiệt huyết của một lớp người trí thức trẻ trong chiến tranh. Họ đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc. Có người ngã xuống, nói như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm “không ai nhớ mặt đặt tên, nhưng họ đã làm nên đất nước”. Và có người, may mắn trở về, như người lính trẻ Trần Khởi, rồi trở thành nhà văn, để thuật lại cho chúng ta nghe những câu chuyện về chiến tranh mà ở đó không chỉ bom rơi đạn nổ, ở đó còn có tấm lòng trong veo đẹp đẽ của buổi ban đầu đến với lý tưởng thanh xuân.
ĐÔNG HÀ
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- ·Chống buôn lậu hàng giả, hàng kém chất lượng: Hành trình còn gian nan?
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Viettel là minh chứng sống động cho hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước
- ·Bộ TN&MT đề nghị tăng cường thu gom, xử lý khẩu trang thải bỏ
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·Chuyên gia IMF nói gì về việc Việt Nam đánh giá lại quy mô GDP?
- ·PGS. TS Vũ Minh Khương: Thượng đỉnh Mỹ
- ·Cô gái nhiễm COVID
- ·Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: 'Phóng viên phải nhạy bén chính trị, đưa thông tin khách quan'
- ·Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- ·ADB chỉ ra những tác động của xung đột thương mại Mỹ
- ·Thúc đẩy sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ, xây dựng nền nông nghiệp sạch
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Sẽ sớm có quy định pháp luật xử lý tin giả
- ·HCM City's armed forces honoured with Hero of People's Armed Forces title for third time
- ·Bộ Y tế muốn phát triển y tế thông minh
- ·Tổng cục QLTT hỏa tốc triển khai phòng chống dịch nCoV
- ·Phó Thủ tướng chủ trì họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống rửa tiền
- ·Chuỗi sự kiện VNG Ironman 70.3 Việt Nam đã có phiên bản online
- ·Giao lưu toàn quốc các điển hình tiên tiến học và làm theo Bác Hồ