【kết quả bóng đá trực tuyến m7】Trồng màu trên bờ bao rừng tràm
Khánh Thuận là một trong những địa phương còn nhiều khó khăn của huyện U Minh, chủ yếu là đất lâm phần, rừng tràm bao phủ. Nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây là trồng và khai thác rừng. Để khai thác rừng đúng tuổi phải mất khoảng 10 năm, chính vì thế cuộc sống của người dân bấp bênh, chật vật, nhiều người phải bỏ quê lên thành phố làm công nhân. Từ khi có Tổ hợp tác (THT)rau màu “Vươn lên và Thắng lợi”, đời sống người dân có phần khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo theo đó giảm nhanh.
Khánh Thuận là một trong những địa phương còn nhiều khó khăn của huyện U Minh, chủ yếu là đất lâm phần, rừng tràm bao phủ. Nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây là trồng và khai thác rừng. Để khai thác rừng đúng tuổi phải mất khoảng 10 năm, chính vì thế cuộc sống của người dân bấp bênh, chật vật, nhiều người phải bỏ quê lên thành phố làm công nhân. Từ khi có Tổ hợp tác (THT)rau màu “Vươn lên và Thắng lợi”, đời sống người dân có phần khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo theo đó giảm nhanh.
Vợ chồng chị Ngô Thị Hằng, ấp 11, xã Khánh Thuận chăm sóc hoa màu trên bờ bao rừng tràm. |
Đối với nhà nông, kiếm được đồng nào mừng đồng đó, nên người dân nơi đây tận dụng bờ rừng để trồng rau màu thay vì bỏ trống như trước đây. Tạo điều kiện để mô hình này ngày càng nhân rộng và phát triển, đầu năm 2014, Hội Phụ nữ xã Khánh Thuận phối hợp với các ngành chức năng thành lập "THT sản xuất rau màu Vươn lên và Thắng lợi”, chọn ấp 11 là nơi thí điểm của THT.
THT giúp bà con nông dân có dịp trao đổi khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm, giúp chị em phụ nữ ở địa phương vươn lên làm giàu chính đáng. Phó Bí thư Ðảng uỷ xã Khánh Thuận Nguyễn Thành Khẩn bộc bạch: “Xã có đến 12/15 ấp có rừng, đời sống người dân trong khu vực lâm phần gặp rất nhiều khó khăn. Toàn xã có gần 20% hộ nghèo, đây là một trong những rào cản cho sự phát triển của địa phương. Xác định xoá nghèo là nhiệm vụ chính trị nên địa phương đã chọn mô hình trồng màu trên bờ bao làm công trình xoá nghèo chào mừng đại hội Ðảng các cấp”.
THT sản xuất rau màu Vươn lên và Thắng lợi bước đầu được Ngân hàng Thế giới hỗ trợ về kỹ thuật, màng phủ, thùng ủ phân hữu cơ và những kiến thức cơ bản về trồng trọt. Bên cạnh đó, Hội LHPN tỉnh hỗ trợ mỗi hộ 4 triệu đồng để giúp đỡ chị em phụ nữ có nguồn vốn tăng gia sản xuất.
Ðến nay, THT có 40 hộ tham gia, trung bình mỗi hộ trồng trên 1.000 m2 rau màu, luân canh 3 vụ/năm. Nếu rau màu được mùa, được giá mỗi vụ sẽ mang về cho nông dân gần 30 triệu đồng/1.000 m2. Trước đây, rau màu thường gặp tình trạng được mùa rớt giá, nông dân thường chạy theo phong trào, từ đó dễ dẫn đến thu nhập bấp bênh, không cân đối được cung - cầu. Nhưng hiện nay, THT rau màu an toàn đi vào hoạt động nền nếp, luân canh trong sản xuất nên hạn chế được tình trạng thừa - thiếu cục bộ, sản phẩm bà con làm ra bán cũng được giá hơn trước đây.
Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Khánh Thuận Trần Thị Ngân cho biết: “Mô hình bước đầu đem lại lợi ích cho phụ nữ địa phương. Chị em đoàn kết, thống nhất với nhau từ khâu chọn giống, bón phân và thậm chí luân canh trồng trọt để hạn chế tình trạng đụng hàng dội chợ như trước đây. Bên cạnh đó, thông qua THT, Hội Phụ nữ xã tích luỹ được số tiền quỹ tương trợ hơn 60 triệu đồng để giúp đỡ chị em lúc gặp khó khăn. Hiện thu nhập bình quân của mỗi hội viên trên 30 triệu đồng/hộ/vụ màu. Mô hình này sẽ tiếp tục được nhân rộng trong thời gian tới để góp phần xoá hộ nghèo tại địa phương”.
Ðến thăm gia đình chị Ngô Thị Hằng, ấp 11, xã Khánh Thuận, thành viên THT, chúng tôi được tận mắt nhìn thấy những giàn mướp xum xuê, những hàng cây đu đủ thẳng tắp, hứa hẹn mùa bội thu. Chị Ngô Thị Hằng chia sẻ: “Từ ngày mô hình này được triển khai, chúng tôi biết được quy trình trồng trọt như thế nào, bón phân bao nhiêu thì đủ và tính toán cả chuyện trồng rau gì để bán được giá. Nhiều hộ từ mô hình này mà vươn lên thoát nghèo. Gia đình tôi cũng tích luỹ được vài chục triệu đồng mỗi năm, cuộc sống bớt khó khăn hơn trước”.
Anh Huỳnh Văn Tiềm, chồng chị Hằng, cho biết thêm: “Trồng màu cực nhưng thu nhập cao. Thay vì trước đây cứ đi làm mướn hoặc vào rừng tìm sản vật để bán riết rồi cũng không còn mà cuộc sống vẫn khó khăn. Trồng màu là mô hình bền vững, chủ yếu lấy công làm lời”.
Hằng tháng, THT tổ chức họp để trao đổi những khó khăn hiện tại, để các thành viên trong tổ hỗ trợ lẫn nhau về nguồn vốn cũng như kỹ thuật. Ngoài nguồn vốn được hỗ trợ, chị em trong THT còn xây dựng được nguồn quỹ tín dụng - tiết kiệm để mở rộng và phát triển THT trong thời gian tới./.
Bài và ảnh: Thanh Chi
(责任编辑:World Cup)
- ·Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- ·GrabTaxi, EasyTaxi, PingTaxi vi phạm pháp luật?
- ·Hai nhóm thanh niên hỗn chiến, 3 người thương vong
- ·IPC trao tặng gần 1.400 suất học bổng cho sinh viên nghèo
- ·Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- ·Người viết Facebook về mùi thối bãi rác Đa Phước phải bồi thường hơn 7,5 triệu
- ·Kinh Đô đẩy mạnh đầu tư vào dầu ăn, mì gói
- ·Khởi tố vụ án vô ý làm chết người ở cơ sở trông trẻ tự phát
- ·Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- ·Bắt bị can tội Đào ngũ sau một ngày phát lệnh truy nã
- ·Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, order
- ·“Không có một mô hình tuyệt đối cho người làm kinh doanh”
- ·Lễ giỗ lần thứ 149 Thủ khoa Huân và Âu Dương Lân
- ·Chủ động mua bán, sáp nhập
- ·Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
- ·Bắt giữ kẻ tống tiền cán bộ địa chính 500 triệu đồng
- ·Bắt nữ giám đốc công ty bất động sản vì bán đất trên giấy
- ·Bắt băng nhóm dàn cảnh cướp xe ôm công nghệ
- ·Phần mềm máy tính chuyển tín hiệu não thành lời nói
- ·Xét xử vụ Chuyến bay giải cứu: Thẩm vấn Cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế