【kqbd thuy si】Chuyện cổ phần hóa ở Hãng phim truyện Việt Nam: Đất vàng của nhà nước, không được phép xây chung cư
Trước mắt,ệncổphầnhóaởHãngphimtruyệnViệtNamĐấtvàngcủanhànướckhôngđượcphépxâychungcưkqbd thuy si khu đất vàngtại số 4 Thụy Khuê sẽ không được chuyển đổi mục đích sử dụng |
Thiếu minh bạch trong cổ phần hóa
Một điều gây khó hiểu cho công chúng và các nhà đầu tưlà tiến trình cổ phần hóa của Hãng phim truyện Việt Nam được thực hiện “rất nhanh”. Nhanh từ khâu công bố thông tin, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, cho đến việc thành lập công ty cổ phần.
Trong khi công bố quyết định tìm nhà đầu tư được công bố vào ngày 13/1/2016, thì đến ngày 26/1/2016, Ban Cổ phần hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã khóa sổ. “Hiệu quả” của việc làm này là chỉ có một nhà đầu tư chiến lược là Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) tham gia.
Bên cạnh đó, với việc định giá rẻ mạt hãng phim, trong đó không hề định giá thương hiệu và giá trị thương quyền của hàng trăm bộ phim mà hãng này đã sản xuất, Vivaso nhanh chóng sở hữu 65% cổ phần của Hãng phim mà chỉ phải bỏ ra vỏn vẹn có 32,5 tỷ đồng.
Trong kiến nghị của Hội Điện ảnh Việt Nam gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nêu rõ, đề nghị thanh tra độc lập, xem xét khách quan toàn bộ tiến trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.
Hội Điện ảnh Việt Nam cũng chỉ rõ, theo tinh thần Thông tư 196/2011/TT-BTC, cuộc đấu giábán cổ phần của Hãng phim truyện Việt Nam không thành công vì chỉ có 1 nhà đầu tư đăng ký tham gia, có dấu hiệu thiếu minh bạch khi chọn thời điểm đăng tin đấu giá sát dịp nghỉ Tết Âm lịch. Đặc biệt, việc Vivaso đăng ký là cổ đông chiến lược từ trước thời điểm thông báo đấu giá cũng để lại nhiều nghi vấn.
Đại gia thực sự sau vụ thâu tóm Hãng phim
Dù Vivaso là công ty mẹ của Hãng phim sau cổ phần hóa, nhưng đứng sau Vivaso là doanh nghiệptư nhân Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường.
Ông Nguyễn Thủy Nguyên, Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam (Hãng phim truyện trước đây) kiêm Chủ tịch HĐQT Vivaso, đồng thời là Tổng giám đốc Công ty Vạn Cường. Ông Nguyên nắm giữ tới 98,87% vốn điều lệ của Vạn Cường, trong khi đơn vị này sở hữu 77,1% vốn tại Vivaso.
Vạn Cường là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng giao thông, bất động sản. Do đó, việc Vivaso thâu tóm Hãng phim truyện khiến nhiều người đặt nghi vấn là vì muốn nhắm tới hơn 1,4 ha đất mà Hãng phim đang sử dụng, trong đó có nhiều lô đất có vị trí rất thuận lợi cho việc phát triển các dự ánbất động sản.
Vụ thâu tóm Hãng phim truyện Việt Nam diễn ra một cách chóng vánh này có thể lạ với nhiều người, nhưng lại không lạ với những ai biết ông Thủy Nguyên và vụ thâu tóm Vivaso.
Cách đây hơn 3 năm, ngày 19/3/2014, Sở GDCK Hà Nội tổ chức đấu giá hơn 15 triệu cổ phần của Vivaso, nhưng ế tới hơn 14,6 triệu cổ phần. Lãnh đạo Vivaso khi đó xin phép Bộ Giao thông - Vận tải cho thương thảo tiếp với các nhà đầu tư để bán tiếp cho đến hết ngày 4/4/2014. Nhưng bất ngờ, Bộ Giao thông - Vận tải chỉ đạo Vivaso phải đàm phán bán số cổ phần còn lại cho nhà đầu tư Công ty Liên hợp xây dựng Vạn Cường. Trước đó, Vạn Cường đã có văn bản gửi Bộ Giao thông - Vận tải đề nghị được mua số cổ phần ế này.
Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Giao thông - Vận tải truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, yêu cầu Bộ này phải kiểm tra làm rõ những tố cáo tiêu cực trong quá trình cổ phần hóa tại Vivaso.
Văn bản này nêu rõ: “Bộ Giao thông - Vận tải kiểm tra, làm rõ các nội dung tố cáo liên quan đến việc cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Vận tải thủy, trong đó có việc bán đấu giá cổ phần có đảm bảo công khai, đúng quy định hay không...”.
Sẽ không cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Việc các doanh nghiệp thi nhau thâu tóm công ty nhà nước cổ phần hóa để săn đất vàng rồi sau đó xây dựng các dự án bất động sản diễn ra khá phổ biến.
Do đó, việc cán bộ, nhân viên của Hãng phim truyện lo lắng là hoàn toàn có cơ sở. Mặt khác, chính ông Nguyễn Danh Thắng, Phó tổng giám đốc Vivaso, người đang điều hành Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam cũng từng tuyên bố, sẽ cho thuê mặt bằng để kiếm tiền. Ngoài ra, vị phó tổng giám đốc này còn khuyên các nghệ sĩ đi bán bún, bán phở bằng mặt bằng của hãng phim để kiếm thêm thu nhập…
Trước sự việc trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã trực tiếp đến Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam để lắng nghe ý kiến của các cán bộ, nghệ sĩ.
Phó Thủ tướng chỉ đạo thanh tra quá trình cổ phần hóa Hãng phim. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, trụ sở Hãng phim ở số 4 Thụy Khuê sẽ không được chuyển đổi mục đích sử dụng và ngành nghề hoạt động chính vẫn phải là sản xuất phim truyện.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS trong năm 2025
- ·Cao tốc Bến Lức
- ·Hạ Long sẽ đón dòng khách lớn suốt mùa đông?
- ·Bất đồng quan điểm về việc phục dựng Nhà thờ Đức Bà Paris
- ·Ngày 4/1: Giá xăng dầu tiếp tục leo dốc
- ·Khai trương DKRA Đà Nẵng, thành viên thứ tư trong hệ thống DKRA Vietnam
- ·Hội nghị Thượng đỉnh EU và CELAC kỳ vọng tạo ra một khởi đầu mới
- ·Ôm tiền đầu tư đất nền: Cảnh báo trái đắng cho nhà đầu tư
- ·Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
- ·Chung cư Khang Gia Tân Hương bị siết nợ, hàng trăm hộ dân có nguy cơ phải ra đường
- ·Quốc lộ nối Đà Lạt
- ·Cơ hội để GCC và ASEAN “tái toàn cầu hóa” thế giới
- ·Hành lang kinh tế đối trọng với BRI của Trung Quốc
- ·Hấp lực của thị trường BĐS Hạ Long
- ·TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- ·Khu Hoà Bình thành cao tầng người dân thẫn thờ Không còn là Đà Lạt
- ·Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu thảo luận về nhiều vấn đề nóng
- ·CEO Vinaconex Nguyễn Xuân Đông xin từ nhiệm thành viên HĐQT VCR
- ·Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- ·Doanh nhân Việt diễn giảng về đầu tư nước ngoài ở ĐH Cornell