【ket qua crystal】Ngân hàng Nhà nước lý giải nguyên nhân lãi suất cho vay còn cao
Agribank giảm tiếp 0,ânhàngNhànướclýgiảinguyênnhânlãisuấtchovaycòket qua crystal5% lãi suất cho vay | |
Thanh khoản của doanh nghiệp còn khó khăn, lãi vay chưa giảm tương xứng | |
Kỳ vọng tiếp tục giảm lãi suất điều hành, tăng thanh khoản cho nền kinh tế |
NHNN cho biết sẽ nghiên cứu điều hành lãi suất phù hợp với tình hình thị trường. |
Thông tin về điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất mới được NHNN công bố cho biết, trên cơ sở điều hành và chỉ đạo của NHNN, đến nay, về cơ bản mặt bằng lãi suất đã ổn định, lãi suất phát sinh mới có xu hướng giảm dần trong tháng đầu năm 2023.
Theo NHNN, huy động vốn đến ngày 27/4/2023 tăng 1,78%, chỉ bằng gần 50% so với tốc độ tăng trưởng tín dụng 3,04%. |
Cụ thể, lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 6,3%/năm (giảm 0,18%/năm so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 9,3%/năm (giảm 0,65%/năm so với cuối năm 2022).
Tuy nhiên, thực tế thị trường cho thấy, mặt bằng lãi suất huy động đã thực sự giảm khá mạnh so với cuối năm trước, nhưng lãi suất cho vay thực tế vẫn còn khá cao, chưa có mức giảm tương xứng, gây khó khăn cho hoạt động vay vốn và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Trước thực trạng này, NHNN đã lý giải, hệ thống ngân hàng là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, với tỷ lệ tín dụng/GDP cuối năm 2022 ở mức 125,34%, trong khi nhu cầu vốn để phát triển kinh tế luôn ở mức cao, tạo áp lực lên lãi suất cho vay. Sau dịch Covid-19, kinh tế phục hồi trở lại nên nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh gia tăng, hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) sử dụng tối đa nguồn huy động cho phép để đáp ứng vốn cho nền kinh tế.
NHNN cho biết, hiện chênh lệch tiền gửi và tín dụng bằng VND ở mức 167 nghìn tỷ đồng; hệ số sử dụng vốn trên thị trường 1 (tỷ lệ tín dụng/huy động vốn thị trường 1) bằng VND ở mức 101,45%, giảm so với mức 102,28% cuối năm 2022 nhưng vẫn ở mức rất cao. Hệ thống ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn (khoảng 88% tiền gửi là kỳ hạn 12 tháng trở xuống) nhưng vẫn phải đáp ứng các nhu cầu cho vay trung dài hạn (trên 52% dư nợ tín dụng VND của hệ thống là trung dài hạn) nên đã tạo sức ép lên lãi suất huy động.
"Đồng thời, áp lực gia tăng lãi suất luôn tồn tại do Việt Nam có độ mở kinh tế lớn, biến động của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới tác động nhanh và mạnh lên lãi suất, tỷ giá trong nước", báo cáo của NHNN nêu rõ.
Theo NHNN, mặt bằng lãi suất thế giới gia tăng trong năm 2022 và vẫn ở mức cao trong các tháng đầu năm 2023. Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới vẫn tiếp tục triển khai lộ trình thắt chặt chíh sách tiền tệ và duy trì lãi suất ở mức cao. Ở trong nước, áp lực lạm phát hiện hữu, tiểm ẩn, khiến người dân kỳ vọng lãi suất thực dương nên TCTD khó giảm lãi suất để thu hút tiền gửi, khiến chi phí đầu ở mức cao.
Ngoài ra, NHNN cũng lý giải, Thông tư số 02/2023/TT-NHNN mới ban hành ngày 23/4/2023 cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ khách hàng gặp khó khăn tức là TCTD chưa thu nợ khi đến hạn trong khi TCTD vẫn phải đảm bảo chi trả tiền gửi, làm giảm doanh số cho vay và chậm lại vòng quay vốn trong nền kinh tế, nên gây áp lực trở lại lên khả năng cân đối vốn và dư địa giảm lãi suất.
Đồng thời, hệ thống ngân hàng vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của các TCTD, nâng cấp chuẩn mực quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế…, một số ngân hàng thương mại quy mô nhỏ duy trì lãi suất tiền gửi ở mức cao để giữ khách hàng cũng làm cho việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay trở nên khó khăn hơn.
Hơn nữa, theo quy định hiện hành, việc xem xét quyết định về lãi suất cho vay là do TCTD và khách hàng thỏa thuận theo cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Trường hợp lãi suất thị trường có biến động hoặc NHNN điều chỉnh các mức lãi suất điều hành dẫn đến việc TCTD điều chỉnh tăng hoặc giảm lãi suất tiền gửi, hoặc TCTD chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, đối với các khoản vay mà TCTD và khách hàng đã thỏa thuận về lãi suất, thì TCTD tiếp tục áp dụng lãi suất đã thỏa thuận cho tới hết thời hạn khoản vay hoặc đến hết kỳ hạn trả lãi theo thỏa thuận cho vay giữa TCTD và khách hàng.
Với những nguyên nhân này, NHNN cho hay, thời gian tới, trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước, NHNN sẽ nghiên cứu điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; đồng thời tiếp tục khuyến khích các TCTD triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- ·Nghịch lý doanh thu tăng nhưng vẫn lỗ của doanh nghiệp hàng không
- ·Thu thuế kinh doanh thương mại điện tử: Vẫn còn lúng túng
- ·Lừa đảo, bắt nạt trên mạng xảy ra với cả trẻ em ở thành thị và nông thôn
- ·Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
- ·Cho đăng ký online dễ dàng, SIM rác mạng ảo bán tràn lan trên mạng
- ·Thiết bị IoT, Smarthome phòng ngừa cháy nổ chung cư đắt khách
- ·Chiến dịch cao điểm 90 ngày nâng cao chỉ số chuyển đổi số
- ·Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- ·Nhiều ngân hàng thu “trái ngọt” nhờ chuyển đổi số
- ·Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- ·Viettel dùng trí tuệ nhân tạo đảm bảo chất lượng dịch vụ dịp Tết Quý Mão 2023
- ·Herbalife Việt Nam tổ chức “Xuân yêu thương 2023” cho hơn 1.100 trẻ em
- ·Tắt sóng 2G, chặn nguồn điện thoại lậu và đưa người dân lên môi trường số
- ·Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- ·Triển khai lắp, cài đặt thiết bị GPS, Camera trên toàn bộ các bến phà
- ·Quản lý sản xuất tinh gọn trong bối cảnh chuyển đổi số
- ·Dòng màn hình Samsung ViewFinity
- ·Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
- ·Công nghệ thông tin chủ động giải quyết mọi vấn đề ngành hàng không