会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số bóng đá thế giới】Kết nối & kiến trúc văn hóa!

【tỷ số bóng đá thế giới】Kết nối & kiến trúc văn hóa

时间:2025-01-27 05:39:31 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:198次

Nhiều di sản đang “sống” trong cộng đồng nhưng bị xuống cấp,ếtnốikiếntrúcvănhótỷ số bóng đá thế giới mai một

Không gian sắp đặt kiến trúc

Được thực hiện bởi nhóm KTS, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu người Việt và nước ngoài, dự án nghệ thuật đa phương tiện “Về Huế” được trưng bày tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo tàng Mỹ thuật Huế từ ngày 20 đến 29/7. Bằng tranh, ảnh, bản đồ, nghiên cứu và ký họa, dự án giới thiệu và trưng bày những di sản kiến trúc địa phương ở Huế và vùng phụ cận (nằm ngoài Quần thể Di tích Cố đô Huế) đang dần mai một, với mong muốn tạo nên sự kết nối trong dòng chảy văn hóa Huế, thông qua việc gìn giữ di sản văn hóa vật thể, đặc biệt là kiến trúc, khơi gợi những đối thoại về bảo tồn di sản kiến trúc trong cộng đồng.

Toàn bộ trưng bày được sắp đặt trong một gian phòng mà khi bước vào, người xem như bước vào không gian nhiều lớp để có thể hòa mình vào những lớp khác nhau của lịch sử thông qua những câu chuyện kiến trúc. Trung tâm phòng triển lãm treo các máy chiếu lên tường những bức ảnh của KTS người Mỹ Archie Pizzini về các công trình kiến trúc đang dần mai một. Những máy chiếu này nằm ở trung tâm của một chiếc đèn kéo quân lớn, với đường kính 2,4m. Chiếc đèn có hai lớp, đầu tiên là bản đồ dòng sông Hương, được vẽ cách điệu bởi KTS Nguyễn Yến Phi. Lớp thứ hai là những tranh vẽ bằng bút sách trên giấy dó của KTS Ngô Quốc Dũng, sáng tạo nên từ cảm nhận về những công trình kiến trúc ở Huế.

Những hoa văn, họa tiết thể hiện bàn tay tài hoa của nghệ nhân xưa

Khi đèn chiếu ở trong, bóng sông Hương sẽ in lên bóng những bức tranh này, in lên trên những bức ảnh chụp. Đây là ẩn dụ của những lớp trầm tích lịch sử văn hóa Huế mà nhóm tác giả muốn gợi lên trong lòng người xem. Sự chồng chéo các lớp khác nhau của lịch sử, những câu chuyện thực tế và tưởng tượng của nghệ sĩ, sẽ cho phép khách tham quan sống cùng lúc trong nhiều chiều không thời gian khác nhau, khơi gợi những ý tưởng và ký ức.

Không gian này còn trưng bày những bức ảnh chụp chi tiết nghệ thuật của các công trình và ký họa của nhóm Urban Sketchers Việt Nam. Mỗi bức ảnh chụp chi tiết những nét chạm khắc, những miếng sành sứ như là chiếc cửa sổ để người xem nhìn sâu vào hơn những nét đẹp, bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công trong quá khứ.

Đi kèm với hình ảnh mỗi công trình là bài viết nghiên cứu của nhà nghiên cứu Trần Văn Dũng (Sở Văn hóa và Thể thao), kể lại câu chuyện lịch sử văn hóa của những di sản này trong tương quan với lịch sử thành phố. Tiến sĩ người Mỹ gốc Việt Hoành Trần đóng góp bài viết về lý thuyết bảo tồn kiến trúc và đô thị, tập trung vào ý tưởng cơ bản của triển lãm: những di sản “sống” trong đời sống văn hóa đô thị.

“Khai quật” trầm tích văn hóa

“Về Huế” là một dự án nghệ thuật đa phương tiện mang tính cộng đồng, bắt đầu từ ý tưởng của KTS Nguyễn Yến Phi, một cô gái học và làm việc trong lĩnh vực kiến trúc ở Mỹ suốt 10 năm. Khi về Việt Nam, đến Huế du lịch, Phi nhận ra Huế không chỉ có Đại Nội, lăng tẩm mà còn nhiều công trình kiến trúc đặc sắc khác đang bị xuống cấp, bị lãng quên, nhất là những công trình đình làng, miếu mạo thuộc về đời sống. Cô gái trẻ muốn ghi chép lại trước khi nó bị mất đi cũng như để kể với mọi người những câu chuyện khác về Huế.

Dự án được triển khai trong 2 năm. Với sự kết nối của Yến Phi, nhiều KTS, nhà nghiên cứu tham gia vào dự án. Họ đã khảo sát hơn 20 ngôi làng để chọn ra những công trình có giá trị về lịch sử, kiến trúc mỹ thuật được xây dựng bởi cộng đồng, như: miếu Quan Thánh, nhà cụ Ưng Thông, miếu Đại Càn, nhà thờ Phường Đúc, miếu Bà… đang ở trong tình trạng cần được bảo tồn, trùng tu.

Yến Phi bày tỏ, nếu như Quần thể Di tích Cố đô Huế là lớp trên cùng, dễ nhận thấy thì còn có rất nhiều lớp khác về kiến trúc văn hóa Huế vẫn còn lẩn khuất, tồn tại trong chính không gian đô thị và làng xã. Nhiều công trình kiến trúc địa phương như đình làng, miếu, nhà cổ hay các công trình thời Pháp thuộc bị bỏ hoang hoặc phá hủy, dù rằng chúng vẫn còn đang “sống” và tồn tại trong cộng đồng. Khi đi khảo sát và chụp ảnh, ghi chép, chúng tôi phải tìm tới những người già, bởi nhiều người trẻ cũng không còn biết tới những di sản nằm ngay trong cộng đồng của mình. Chúng tôi muốn “khai quật” một phần những lớp trầm tích văn hóa này.

Mặt khác, người dân nhìn nhận di sản kiến trúc như những công trình riêng lẻ chứ không phải là một phần của đô thị, của những câu chuyện về đời sống văn hóa và lịch sử. Với dự án này, nhóm tác giả mong muốn đưa kiến trúc và bảo tồn tới gần với người dân và dễ hiểu hơn qua hình thức nghệ thuật thị giác. Ngoài nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của kiến trúc địa phương, nhóm tác giả cũng muốn từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến tạo nơi chốn, mối tương quan giữa kiến trúc và phát triển cộng đồng, sự kết nối giữa lịch sử văn hóa và kiến trúc.

Bài, ảnh: MINH HIỀN

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
  • Không kết bạn với người lạ để phòng, chống tội phạm không gian mạng
  • Bộ trưởng Ngoại giao lần đầu trả lời chất vấn trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15
  • Phát hiện, đấu tranh kịp thời hành vi tham ô, tham nhũng
  • Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
  • Chuyên án truy xét bí số 0524M…
  • Mâu thuẫn từ chuyện mượn xe, chém người thương tích
  • Bắt tạm giam đối tượng dùng chai bia đánh vào đầu người khác
推荐内容
  • Apple Watch đời mới sẽ có mặt tròn?
  • Bắt quả tang 36 đối tượng đá gà ăn tiền
  • Bí thư Bà Rịa
  • Phó Thủ tướng ghi sổ tang tưởng niệm các nạn nhân trong vụ khủng bố ở Nga
  • Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
  • Chú trọng xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên