【tỷ lệ cá cược bóng đá nhà cái】Đưa chính sách dân số vào cuộc sống
(CMO) Sau gần 10 năm thực hiện chiến lược dân số và sức khoẻ sinh sản (DS&SKSS) giai đoạn 2011-2020, công tác DS/KHHGĐ trên địa bàn tỉnh đạt những kết quả nhất định; mức sinh và tỷ lệ tăng dân số hàng năm đã giảm, SKSS, sức khoẻ bà mẹ và trẻ em được cải thiện, góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.
Giảm sinh là một trong những chỉ tiêu mà nhiều năm qua Cà Mau đã kiên trì thực hiện. Cụ thể, từ việc thực hiện mục tiêu xây dựng quy mô gia đình ít con (có 1 hoặc 2 con), các chính sách DS/KHHGĐ được triển khai rộng khắp nhất là vùng sâu, vùng xa đã có sự tác động kiềm chế mức tăng sinh và giảm sinh con thứ ba trở lên. Từ năm 2011, Cà Mau đã đạt mức sinh thay thế, với số con trung bình của 1 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2 con.
Truyền thông thay đổi hành vi là yếu tố quyết định thành công trong công tác DS/KHHGĐ. |
Qua 10 năm thực hiện chiến lược DS&SKSS, tỷ suất sinh thô giảm từ 15,79‰ (năm 2011) xuống 14,52‰ (năm 2015) và 13,20‰ (năm 2020); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,21% (năm 2011) xuống 1,08% (năm 2015), đến năm 2020 giảm còn 0,810%; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 5,51% xuống còn 3,45%.
Theo Bác sĩ Nguyễn Cao Hùng, Chi cục trưởng Chi cục DS/KHHGĐ Cà Mau, đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước và sự nghiệp về công tác DS&SKSS từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo có đủ trình độ, năng lực thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Đồng thời, dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế, ngành dân số đã triển khai đồng loạt những đề án nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số trong tình hình mới.
Đề án kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển (Đề án 52), được triển khai tại 47 xã, phường, thị trấn thuộc các huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển và TP Cà Mau thì người dân tại những nơi này được thụ hưởng nhiều hơn những quyền lợi về chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Qua đó, góp phần nâng cao sức khoẻ cho Nhân dân, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Đề án sàng lọc trước sinh, sơ sinh đã được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh. Năm 2020, toàn tỉnh đã khám sàng lọc trước sinh bằng siêu âm hình thái học cho 5.388 trường hợp bà mẹ mang thai lần 1, 3.149 trường hợp lần 2 và không phát hiện trường hợp bất thường. Đối với sàng lọc sau sinh, đã lấy 458 mẫu xét nghiệm sàng lọc miễn phí, phát hiện 7 trường hợp thiếu men G6PD; 1.739 mẫu xét nghiệm sàng lọc xã hội hoá, phát hiện 25 trường hợp bất thường.
Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh và Trung tâm DS/KHHGĐ các huyện, thành phố đều thành lập 1 đội dịch vụ khám lưu động xuống tận cơ sở cung cấp các gói dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, làm mẹ an toàn, phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vùng sâu, vùng xa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS, thực hiện KHHGĐ. Bên cạnh đó, các Trung tâm DS/KHHGĐ đều có cán bộ chuyên môn và được đầu tư trang thiết bị đảm bảo đủ điều kiện thực hiện KHHGĐ cũng như khám và điều trị các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản bước đầu cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai. 100% trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực trong toàn tỉnh có cán bộ chuyên môn được đào tạo những kỹ năng cơ bản về chăm sóc SKSS/KHHGĐ theo hướng dẫn quốc gia. Cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số được tập huấn về kiến thức, kỹ năng và thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn sử dụng biện pháp tránh thai phi lâm sàng tại cộng đồng. Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại duy trì 80,81%, trong đó tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại tăng tương ứng từ 72-75%.
Nhờ nhận thức của người dân được nâng lên rõ rệt, các mục tiêu trong chiến lược DS&SKSS giai đoạn 2011-2020 cơ bản hoàn thành. Hiện nay, Cà Mau vẫn còn các chỉ tiêu về chăm sóc SKSS vị thành niên, tuổi mãn kinh, nam học, giới tính và tình dục chưa triển khai có hiệu quả. “Khó khăn lớn hiện nay mà ngành dân số đang vấp phải chính là việc thay đổi tổ chức bộ máy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Cán bộ chuyên trách thay đổi liên tục và kiêm nhiệm quá nhiều chương trình dẫn đến quá tải trong công việc; chế độ chính sách cho cán bộ chuyên trách và thù lao cho cộng tác viên DS/KHHGĐ còn thấp so với nhiệm vụ được giao. Hiện nay, nguồn kinh phí cho hoạt động truyền thông tại xã không đủ để thực hiện việc tuyên truyền thường xuyên và liên tục về chính sách DS&SKSS”, Bác sĩ Nguyễn Cao Hùng cho biết thêm./.
Thanh Phương
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
- ·Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ cùng quay đầu giảm
- ·Thiết kế mẫu sản phẩm hàng lưu niệm phục vụ Festival Huế 2016
- ·Du khách cũng làm phiên dịch
- ·Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- ·Năm 2017 Ngành Hải quan thu NSNN đạt 297.060 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu phấn đấu
- ·Thưởng lãm báu vật Hoàng cung và khám phá cuộc sống thường nhật của Hoàng gia Huế
- ·Nghệ An tôn vinh 223 đơn vị, cá nhân nộp Thuế tiêu biểu
- ·NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 1/1/2024
- ·Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Tuyển Việt Nam chờ Quang Hải bay trở lại nhờ lấy vợ
- ·Bầu Đức ra tối hậu thư, ghế Kiatisuk lung lay
- ·Hải quan Hà Nam Ninh đoạt giải cao tại Hội diễn nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Bình năm 2017
- ·Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
- ·Hà Nội: Mùng 3 Tết đi ship khí cười thì gặp 141
- ·Các hoạt động trong lễ hội Festival
- ·Tên gọi chương trình áo dài tại Festival Huế 2016: Vẫn đang trong quá trình đàm phán
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Khán giả... chịu chơi