【trực tiếp bóng đá trực tuyến hôm nay】216 người thuộc hệ sinh thái FLC được miễn trách nhiệm hình sự
216 người thuộc hệ sinh thái FLC được miễn trách nhiệm hình sự
Hải Nam(Dân trí) - Theo VKSND Tối cao, cơ quan điều tra đã xét tính chất mức độ hành vi của nhiều cá nhân thuộc hệ sinh thái FLC, xác định họ có trách nhiệm, có liên quan đến hành vi phạm tội nhưng không truy cứu.
Trong vụ án Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cáo truy tố 50 bị can về nhiều tội danh.
Theo cáo trạng, có nhiều cá nhân thuộc UBCKNN, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM, các công ty kiểm toán, các đoàn thanh tra, các cá nhân thuộc Tập đoàn FLC, Công ty Faros... có liên quan đến hành vi phạm tội. Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã xét tính chất mức độ hành vi và không xử lý đối với họ.
Cụ thể, tại UBCKNN, Trung tâm lưu ký chứng khoán, Viện kiểm sát nêu rõ ông Vũ Bằng (nguyên Chủ tịch UBCKNN), bà Lê Thị Thu Hằng (Phó Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng) và bà Trần Thị Hằng (chuyên viên) có dấu hiệu thiếu trách nhiệm trong việc tham mưu, đề xuất, chỉ đạo liên quan đến hồ sơ chấp thuận công ty đại chúng, đăng ký chứng khoán của Faros.
Nhưng, cơ quan điều tra cho rằng trách nhiệm chính để xảy ra sai phạm trên thuộc về các ông Lê Công Điền (Vụ trưởng Giám sát công ty đại chúng), Dương Văn Thanh (Tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam), Phạm Trung Minh (Trưởng phòng Đăng ký chứng khoán) đã cố ý che giấu, công bố thông tin sai lệch.
Đối với các đoàn thanh tra, kiểm tra, VKSND Tối cao đã xem xét trách nhiệm của Đoàn kiểm tra của Bộ Tài chính và Đoàn kiểm tra của Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Kết quả điều tra xác định, Đoàn kiểm tra Bộ Tài chính đã phát hiện một số dấu hiệu bất thường trong việc góp vốn và sử dụng vốn góp tại Công ty Faros. Đoàn đã thu thập các chứng từ kế toán thể hiện số vốn góp được chuyển vào tài khoản của Faros nhưng sau đó được sử dụng chủ yếu vào các hoạt động đầu tư tài chính.
Đoàn kiểm tra đã tham vấn ý kiến của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đối chiếu với các quy định của pháp luật, phát hiện nhiều bất cập, sơ hở nên đã tham mưu cho Bộ Tài chính ban hành các Văn bản báo cáo kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành rà soát; đề nghị xử phạt hành chính đối với Công ty Faros về hành vi vi phạm.
Còn với Đoàn kiểm tra của Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM, VKS xác định từ ngày 9/1/2017 đến 13/1/2017, Đoàn đã kiểm tra việc thực hiện các quy định về niêm yết chứng khoán và kiểm tra theo nội dung được phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
Quá trình kiểm tra, Đoàn không phát hiện ra sai phạm trong việc thẩm định hồ sơ niêm yết của sàn HOSE. Kết quả điều tra của cơ quan chức năng cũng không phát hiện vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm tra của Đoàn.
Tại Công ty BOS, Công ty Faros, Tập đoàn FLC, Công ty ASC, VKSND Tối cao cũng đã xem xét tính chất mức độ hành vi của 216 người.
Cụ thể, nhóm 188 người là các cá nhân đứng tên đại diện pháp luật, nhân viên các công ty thuộc hệ sinh thái Tập đoàn FLC và các công ty liên quan; người thân, quen của ông Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga (cùng là em gái ông Quyết) có hành vi ký các thủ tục để Huế tạo dòng tiền, hợp thức nâng khống vốn góp tại Công ty Faros, hoàn thiện thủ tục để cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán, có dấu hiệu đồng phạm giúp sức của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhóm 23 đối tượng là nhân viên các công ty thuộc hệ sinh thái FLC là người thân, họ hàng trong gia đình ông Quyết, có hành vi giúp sức để Huế thực hiện hành vi Thao túng thị trường chứng khoán.
Họ đã cho Huế mượn CMND, giấy tờ tùy thân để Huế làm hồ sơ mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng, sau đó giao Huế quản lý, sử dụng để thao túng thị trường, giúp ông Quyết thu lời bất chính, có dấu hiệu đồng phạm giúp sức.
Cuối cùng, nhóm 5 cá nhân thuộc Công ty BOS được cơ quan công tố xác định đã cho phép Nga cho khách hàng mua chứng khoán không có tài sản đảm bảo trái quy định, giúp ông Quyết và Huế thao túng thị trường chứng khoán, thu lời bất chính, có dấu hiệu tội Thao túng thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, tất cả các cá nhân trong 3 nhóm nêu trên được cơ quan điều tra kết luận không hưởng lợi hoặc tính chất mức độ hành vi chưa cần xử lý hình sự nên không xem xét truy cứu.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- ·Trao đổi kinh nghiệm và chính sách phát triển khu công nghiệp sinh thái
- ·Toàn cảnh Hội nghị “Logistics Việt Nam
- ·Quảng Nam điều chuyển hơn 252 tỷ đồng vốn đầu tư công
- ·Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'
- ·Phê duyệt chủ trương đầu tư kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Lương Điền
- ·Đầu bếp robot lên ngôi trong mùa dịch Covid
- ·Quảng Nam yêu cầu kiểm tra dự án Đường trục chính đô thị mới Điện Nam
- ·Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- ·Thu hút đầu tư nước ngoài khởi sắc
- ·VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
- ·“Những giò lan đột biến giá tiền tỷ là thật chứ không ảo“
- ·Vốn kết dư 1.400 tỷ đồng của Dự án môi trường nước Thành phố Huế được gia hạn đến 30/6/2024
- ·Đầu tư 5.750 tỷ đồng để “lên đời” sớm cao tốc Chợ Mới
- ·Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản
- ·Đà Nẵng khó thu hút đầu tư vào vùng nông nghiệp công nghệ cao
- ·Dự án cao tốc Khánh Hòa
- ·Khánh Hòa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch Khu đô thị và công nghiệp Bắc Hòn Hèo
- ·Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- ·Bộ Giao thông Vận tải nêu quan điểm về đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT Cảng hàng không Phan Thiết