【trận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia azerbaijan】Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật thuế
Phát huy những kết quả đạt được,ếptụchoànthiệnchínhsáchphápluậtthuếtrận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia azerbaijan ngành Thuế sẽ tiếp tục duy trì và thực hiện cải cách thuế trong thời gian tới nhằm không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Đổi mới mạnh mẽ về chính sách thuế
Bên cạnh nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, ngành Thuế luôn đặt công tác cải cách chính sách pháp luật thuế lên hàng đầu. Với mục tiêu tiếp tục tạo khung pháp lý thống nhất, Tổng cục Thuế đã nghiên cứu để trình các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhiều thể chế, chính sách thuế theo yêu cầu cấp thiết của xu hướng phát triển. Đồng thời, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các chế độ chính sách đảm bảo bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Bộ Tài chính, đặc biệt là tập trung ưu tiên cho mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
Năm 2017, Tổng cục Thuế tăng cường hiện đại hóa hành chính thuế bằng việc đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ điện tử cho người nộp thuế. Hiện ngành Thuế đã cung cấp được 8 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và 4, gồm: Kê khai hóa đơn qua mạng; Kê khai sử dụng biên lai phí, lệ phí qua mạng; Khai thuế qua mạng; Nộp thuế điện tử; Thu nhập cá nhân Online; Website hỏi đáp chính sách thuế; Hoàn thuế điện tử; Hệ thống cấp mã chống hóa đơn giả. Tổng cục Thuế cũng tiếp tục rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế khi thực hiện thủ tục hành chính thuế và đáp ứng thông lệ quốc tế.
Hiện cơ quan Thuế cũng đang tiếp tục xây dựng hồ sơ xây dựng Luật Quản lý thuế sửa đổi để đưa vào chương trình xây dựng Luật năm 2018; Nghị định sửa Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và tiếp tục thực hiện xây dựng các Thông tư mà Tổng cục Thuế được giao chủ trì soạn thảo theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Ngoài ra, Tổng cục Thuế đã phối hợp tham gia với các bộ, ngành, các đơn vị thuộc bộ trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, như: Xây dựng dự thảo Báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Luật Thuế Bảo vệ môi trường và tham gia ý kiến vào Dự án Luật Bảo vệ môi trường; Dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Tổng kết tình hình thực hiện và tham gia xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế (thuế TNCN, TTĐB, TNDN, GTGT, thuế Tài nguyên...)... Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng đã trình Bộ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền trên 2.100 công văn, trong đó có 307 công văn của Bộ hướng dẫn về chính sách, thủ tục thuế.
Những nỗ lực cải cách này của ngành Thuế đã và đang tác động tích cực tới cộng đồng doanh nghiệp. Cụ thể là năm 2017, lần đầu tiên Việt Nam đã tăng 14 hạng về môi trường kinh doanh theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Bảng Xếp hạng Môi trường kinh doanh (Doing Business 2018). Đây là kết quả của việc chủ động rà soát, nghiên cứu và tham khảo các đánh giá của một số tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Tài chính quốc tế) về thời gian kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam để xác định số giờ kê khai nộp thuế chênh lệch giữa Việt Nam với bình quân 6 nước ASEAN ở từng khâu (về tần suất khai, nộp thuế; hồ sơ; nội dung khai thuế; phương thức khai; nộp thuế...). Trên cơ sở đó đã đề xuất nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính thuế, giảm thời gian và thủ tục nộp thuế cho người dân, doanh nghiệp.
Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội nhận định: “Các quy định về pháp luật thuế hiện nay tương đối minh bạch, có lợi cho doanh nghiệp. Nhưng quy định về thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp hay các vấn đề liên quan đến quyết toán thuế đều khá rõ ràng, có chuyển hướng theo từng năm và đều trên cơ sở tạo thuận lợi, hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Điều này cho thấy Bộ Tài chính cũng như Tổng cục Thuế đã quán triệt rất sâu sắc Nghị quyết 19-2017/NQ-CP và các Nghị quyết 35/NQ-CP về cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa”.
Tiếp thu và liên tục sửa đổi
Việc cải cách chính sách pháp luật thuế là nhiệm vụ liên tục, xuyên suốt trong bối cảnh nền kinh tế liên tục vận động và phát triển. Chính vì vậy, dù đã có những kết quả nhất định những vẫn phải thừa nhận chính sách thuế hiện nay vẫn còn một số vướng mắc cần được tháo gỡ.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, trên thực tế, vẫn còn khó khăn trong chính sách thuế và quản lí thuế. “Đơn cử như doanh nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản gặp khó ở thay đổi tại Luật 106/2016/QH13 và thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 về khai thác khoáng sản. Theo đó, tại Điểm C Điều 1 Thông tư 130 quy định “Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm là tài nguyên, khoáng sản (bao gồm cả trực tiếp khai thác hoặc mua về để chế biến) có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên khi xuất khẩu thì thuộc đối tượng được hoàn thuế, nhưng trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp gặp khó trong việc xác định tỉ lệ 51%, nhiều doanh nghiệp không biết xác định ra sao nên quá trình hoàn thuế gặp nhiều khó khăn” , bà Cúc lấy ví dụ.
Ông Phạm Sỹ Danh, Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cho rằng, chính sách thuế của nước ta vẫn còn một số điểm chưa rõ ràng. Chẳng hạn như trong chính sách thuế TNDN, căn cứ xác định chi phí không được trừ cho mục đích tính thuế TNDN còn hẹp và chưa rõ ràng. Điều này dẫn đến thực tế nhiều khi doanh nghiệp có đầy đủ chứng từ cho khoản chi phí nhưng cơ quan Thuế không coi đó là chi phí được trừ thì khoản phí này vẫn bị loại khi xác định thuế TNDN.
Đây chỉ là một số vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Trong các cuộc đối thoại, cơ quan Thuế đã liên tục ghi nhận và khẳng định sẽ tiếp thu ý kiến và tìm hướng khắc phục trong thời gian sớm nhất.
Theo Tổng cục Thuế, hiện toàn ngành vẫn đang gấp rút thực hiện các đề án xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo chương trình công tác của Bộ Tài chính và Chính phủ. Về Đề án sửa Luật Quản lý thuế, sau khi trình Bộ ký tờ trình Chính phủ ngày 9/2/2018, Tổng cục Thuế đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ để xin ý kiến các thành viên Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng dự án Luật sau khi Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ về Dự án Luật. Sau khi các thành viên chính phủ đồng ý, Bộ Tư pháp đã tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt.
Tổng cục Thuế cũng đang tham gia đề án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế (thuế TNCN, TTĐB, TNDN, GTGT, thuế Tài nguyên). Cùng với đó, cơ quan Thuế cũng phối hợp với 1 số bộ, ngành xây dựng Đề án quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Thuế rà soát các quy định của pháp luật về thuế và pháp luật khác có liên quan để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa cơ quan Thuế với Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước khác trong quản lý thuế, bảo đảm thực hiện các chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- ·Quấn nilon giảm mỡ bụng chỉ là ảo giác
- ·Thực phẩm bẩn: Phát hiện tiêu hủy 2,3 tấn bò viên thối
- ·'Tắm trắng' mực bằng hóa chất
- ·TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- ·Miếng dán hạ sốt có tác dụng như quảng cáo không?
- ·Thanh Hóa: Hai mẹ con suýt mất mạng vì ăn phải nấm độc
- ·Thiết bị nội soi phế quản và nguy cơ lây nhiễm bệnh
- ·Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Hatayspor, 23h00 ngày 5/1: Chênh lệch dẳng cấp
- ·Máy giặt Samsung bị thu hồi do nguy cơ gây cháy nổ
- ·Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- ·Úc thu hồi quần bò trẻ em gây ung thư
- ·Ngộ độc thịt cóc, 2 chị em mất mạng
- ·Que thử ung thư siêu nhanh
- ·Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn Nhất
- ·4 loại đồ chơi trẻ em có độc tố cần tránh mua dùng
- ·Hóa chất làm đẹp rau củ rất độc hại
- ·Đường hóa học trong ô mai gây hại cho sức khỏe
- ·Cam kết phát triển bền vững, Generali Việt Nam tăng vốn điều lệ lên hơn 8.202 tỷ đồng
- ·Giò chả 'bản' sản xuất hàng loạt tại Tp. HCM