【ket qua bong da . net】Chính sách hỗ trợ thuế là “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp phục hồi
Thủ tướng: Thực hiện các chính sách hỗ trợ tổng cầu,ínhsáchhỗtrợthuếlàđònbẩygiúpdoanhnghiệpphụchồket qua bong da . net nhất là chính sách tài khoá, tiền tệ Doanh nghiệp nhỏ và vừa hưởng lợi lớn từ chính sách hỗ trợ thuế, phí Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tiếp tục tham mưu ban hành chính sách tài khoá giúp kinh tế phục hồi, phát triển |
Ông đánh giá thế nào về hiệu quả của các chính sách hỗ trợ giảm thuế, phí trong thời gian qua đối với việc phục hồi sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp?
Thời gian qua, các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn dịch Covid-19, Quốc hội cũng như Chính phủ đã quyết định ban hành nhiều chính sách hỗ trợ để đảm bảo an sinh cho người dân. Và từ đó đến nay, các chính sách hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và kích cầu tiêu dùng luôn được Chính phủ hết sức quan tâm.
Điển hình, năm 2023 và ngay trong năm 2024, với sự tham mưu chính sách của Bộ Tài chính, Chính phủ đã quyết định hỗ trợ giảm 2% thuế GTGT cho hầu hết các loại hàng hoá, dịch vụ; tiếp tục miễn giảm hàng loạt loại phí, lệ phí, hỗ trợ chi phí logistics, chi phí cất hạ cánh tàu bay và các chi phí khác tùy theo từng ngành nghề, lĩnh vực.
Cùng với đó là các chính sách giảm thuế, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ… Các chính sách hỗ trợ này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc kích cầu tiêu dùng, từ đó thúc đẩy hoạt động tiêu thụ hàng hóa, giảm thiểu hàng tồn kho và đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Việc miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, đặc biệt là miễn giảm tiền thuê đất… đã tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó làm giảm giá thành sản xuất của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội tăng thêm lợi nhuận, từ đó có khả năng mở rộng hoạt động khuyến mại, hậu mãi, từ đó giúp các hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trở nên tốt hơn.
Ông đánh giá thế nào về các chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đến cuối năm 2024, tạo đà cho năm 2025 trong bối cảnh có nhiều biến động như doanh nghiệp bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 vừa qua?
Thời gian qua, ngân sách nhà nước đã góp phần quan trọng trong việc khắc phục hậu quả đại dịch Covid-19 và hỗ trợ phục hồi mạnh mẽ nền kinh tế. Tuy nhiên, bão số 3 vào tháng 9 vừa qua đã ảnh hưởng lớn, làm giảm tăng trưởng kinh tế khoảng 0,18%. Doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành nông nghiệp, gặp rất nhiều khó khăn.
Trước tình hình này, Chính phủ và Bộ Tài chính đã đưa ra các chính sách hỗ trợ để giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh cho người dân sau bão lũ, đồng thời đẩy nhanh việc triển khai hỗ trợ tại các địa phương bị ảnh hưởng.
Từ nay đến cuối năm, cần thực hiện ngay một số nhiệm vụ để đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thứ nhất, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất, khôi phục đời sống sau thiên tai để duy trì tăng trưởng. Thứ hai, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là tỷ giá nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo đà tăng trưởng cho năm 2025.
Một giải pháp cấp thiết nữa là đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để tạo động lực cho nền kinh tế phát triển. Đầu tư công là yếu tố then chốt giúp tạo việc làm và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Do đó, cần chú trọng vai trò của người đứng đầu để tháo gỡ các vướng mắc trong lĩnh vực này, góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Theo ông, cần lưu ý điều gì để các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy có thể đến với doanh nghiệp và người dân một cách thuận lợi?
Có thể thấy, trong 8 tháng năm 2024, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là xung đột, biến động chính trị, bất ổn tại một số quốc gia, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm và thiếu vững chắc. Để có thể giữ đà tăng trưởng, cần chính sách linh hoạt ứng phó với những biến động của kinh tế thế giới nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh đó, việc tham mưu và ban hành các chính sách hỗ trợ, cải cách thủ tục hành chính để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các chính sách như miễn giảm, gia hạn thuế, phí là điều rất quan trọng. Theo quan điểm của tôi, yếu tố cốt lõi trong cải cách thủ tục hành chính là công khai, minh bạch và đơn giản hóa quy trình. Chuyển đổi số là điều kiện then chốt để đạt được mục tiêu này, giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận chính sách, thị trường và triển khai hoạt động.
Từ nay đến cuối năm, chúng ta cần thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc số hóa nền kinh tế. Chỉ có chuyển đổi số mới tạo điều kiện tiết kiệm chi phí tiếp cận thị trường và chính sách, đồng thời hỗ trợ tốt nhất cho quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp. Chúng ta đã đạt được nhiều bước tiến trong chuyển đổi số và cần tiếp tục tăng tốc để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm
- ·Kéo giảm tội phạm cố ý gây thương tích
- ·Thống nhất chủ trương đầu tư dự án nhà máy Xi măng Đại Dương tại Thanh Hóa
- ·Đồng Xoài: Bổ sung 3 ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố
- ·Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- ·Tạo điều kiện để người dân được tiếp cận vốn vay ưu đãi
- ·Thừa Thiên Huế sẽ có trạm nghiền xi măng công suất 900.000 tấn/năm
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
- ·Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
- ·Phát hiện nhiều vụ sản xuất hàng giả
- ·Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân
- ·Nhà tù Phú Quốc
- ·Thị trường thang máy: Hàng nội lép vế
- ·Giới thiệu công nghệ chiếu sáng đa tầng mới nhất tại Vietnam ETE & Enertec Expo 2018
- ·BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng
- ·Tuyên truyền pháp luật qua mạng xã hội
- ·Nguồn lợi lớn từ mô hình trồng tre điền trúc
- ·Thương mại
- ·Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- ·“Bộ não” làm nên sự khác biệt của thành phố thông minh