【thứ hạng của câu lạc bộ thể thao tapatío】Đăng Hà nỗ lực giảm nghèo
Thùy Linh
BPO - Những năm qua,ĐăngHagravenỗlựcgiảthứ hạng của câu lạc bộ thể thao tapatío Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, góp phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập, tạo điều kiện cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thoát nghèo bền vững. Tại xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, từ khi triển khai chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, lồng ghép các chương trình giảm nghèo, đời sống người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực.
TRAO “CẦN CÂU” CHO HỘ NGHÈO
Gia đình bà Lâm Thị Kim ở thôn 5, xã Đăng Hà là hộ cận nghèo. Nhà đông con, nhưng chỉ có 2.000m2đất ruộng. Mỗi năm trồng 2 vụ lúa, thu hoạch chỉ đủ cung cấp lương thực cho gia đình. Nhờ vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội 50 triệu đồng, bà Kim mua 2 con bò và heo giống về nuôi. Sau 3 năm nuôi bò sinh sản thành 4 con và mỗi năm, gia đình bà xuất chuồng 2 lứa heo nên thu nhập tạm ổn. Bà Kim vui vẻ cho biết: “Nhờ chăn nuôi, mỗi năm gia đình có thêm nguồn thu. Vừa qua, gia đình bán 1 con bò, 6 con heo, thu về hơn 40 triệu đồng. Còn lứa heo này, cuối năm xuất chuồng xong tôi tính mua thêm con giống về nuôi tiếp”.
Bà Lâm Thị Kim chăn nuôi bò, heo từ vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội
Với phương châm trao “cần câu” cho người nghèo, đến nay xã Đăng Hà có 117 hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn, tổng dư nợ 8 tỷ 424 triệu đồng. Từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, hộ nghèo, cận nghèo của xã đã thực hiện các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, tạo sinh kế ổn định.
Xác định an cư mới lạc nghiệp, Đăng Hà đang triển khai xây dựng hàng chục căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở, mỗi căn trị giá 86 triệu đồng. Trong đó, huyện Bù Đăng đã giao vốn 36 căn, với 46 triệu đồng/căn. Dù chưa đủ kinh phí nhưng địa phương linh hoạt liên kết nhà thầu xây dựng hoàn thành trước 20 căn. Chính sách hỗ trợ về nhà ở giúp hộ nghèo có nơi ở ổn định, góp phần xóa nhà tạm trên địa bàn. “Cả đời tôi luôn mơ ước có một căn nhà để che nắng, che mưa. Hiện 4 mẹ con đang ở chung với bà ngoại trong căn nhà chật chội, dột nát. Nay được địa phương trao tặng căn nhà, tôi càng có thêm động lực làm việc, nuôi các con ăn học” - chị Hoàng Thị Lụa ở thôn 5, xã Đăng Hà chia sẻ.
Khoảng 74% dân số trên địa bàn xã là đồng bào DTTS. Phần lớn người dân làm nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn. Nhiều hộ dân tuy có nhà ở nhưng còn thiếu nhà tắm, nhà vệ sinh, nước sinh hoạt. Thấu hiểu những khó khăn đó, địa phương đã triển khai chính sách hỗ trợ người dân đào giếng.
Chính quyền địa phương trao tặng căn nhà mới cho gia đình chị Hoàng Thị Lụa (bìa phải)
Cách đây hơn 1 tháng, chị Ngô Thị Vui ở thôn 5, xã Đăng Hà còn xin nước giếng nhà hàng xóm về sử dụng. Mùa khô, nguồn nước không đủ sinh hoạt nên phải sử dụng hết sức tiết kiệm. Mới đây, gia đình chị được hỗ trợ 45 triệu đồng để sửa nhà ở, xây nhà tắm và đào giếng. Từ khi công trình hoàn thành, chị Vui không còn vất vả đi chở nước về dùng như trước.
Gia đình chị Ngô Thị Vui không còn xin nước hàng xóm vì đã được hỗ trợ đào giếng
Thôn 5 có 410 hộ dân, thì 68 hộ nghèo và cũng là thôn tập trung nhiều hộ đồng bào DTTS sinh sống so với các thôn khác của xã. Với quyết tâm giảm dần hộ nghèo, chính quyền địa phương lồng ghép nhiều chương trình hỗ trợ về vốn, con giống, xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, xây dựng hạ tầng giao thông, lưới điện phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vài năm trở lại đây, đời sống của hộ nghèo trên địa bàn đã có những thay đổi tích cực.
LỒNG GHÉP NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH
Đầu tháng 9 năm nay, công trình điện hạ thế dài hơn 1,7km đi qua tổ 2 và 7, thôn 5, xã Đăng Hà hoàn thành. Công trình được xây dựng từ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, với tổng đầu tư hơn 1 tỷ đồng.
Gia đình ông Lương Văn Vinh sinh sống tại địa phương hơn 30 năm. Trước đây, khu vực này không có điện, gia đình ông phải thắp đèn dầu và dùng điện năng lượng mặt trời. Nguồn điện không đủ nên mọi sinh hoạt phải tranh thủ ban ngày và dùng tiết kiệm. Vừa qua, gia đình ông Vinh đã được gắn công tơ điện vào nhà. Có điện, ông kéo ngay đường dây internet để đọc tin tức qua điện thoại, mua sắm quạt máy, nồi cơm điện, tủ lạnh phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Ông Vinh chia sẻ: “Người dân ở đây rất mong có điện để phục vụ thắp sáng, bơm nước tưới. Trước đây, người dân phải đi chợ mua thức ăn mỗi ngày. Từ khi có điện, tôi mua tủ lạnh trữ thức ăn nên chỉ đi chợ 1 lần trong tuần. Đi làm về mệt đã có máy quạt mát, có điện làm gì cũng tiện”.
Những năm qua, xã Đăng Hà tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS. Từ một xã điều kiện kinh tế khó khăn, đến nay, trên địa bàn đã xây dựng nhiều công trình trường học, trạm y tế, đường nhựa, hệ thống điện, loa đài truyền thanh hiện diện từng thôn. Hơn 80% dân số đã được tiếp nhận thông tin báo, đài, internet... Thông qua tuyên truyền, người dân nắm bắt kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế. Anh Đinh Đức Nam, Trưởng thôn 5 cho hay: “Từ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào DTTS đã dần thay đổi nhận thức, chăm chỉ lao động. Những năm qua, số hộ nghèo trên địa bàn thôn giảm dần, đời sống người dân ngày càng ổn định”.
Nguồn vốn hỗ trợ 126 hộ thoát nghèo là rất lớn. Địa phương đang lồng ghép thực hiện nhiều chương trình để huy động nguồn lực. Đối với vốn xây mới và sửa nhà ở, cấp bò giống, đến nay chưa được giao đủ. Xã kiến nghị cấp trên nên giao vốn của các chương trình cùng một thời điểm để địa phương triển khai công tác giảm nghèo đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao. Phó Chủ tịch UBND xã Đăng Hà HỒ THỊ HẠNH |
Năm 2023, xã Đăng Hà phấn đấu giảm 126 hộ nghèo. Do nguồn vốn phân bổ còn hạn chế nên địa phương lồng ghép thực hiện nhiều chương trình để tăng hiệu quả hỗ trợ. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ Nhà nước chỉ trao “cần câu”, muốn “câu” được “cá” thì bản thân các gia đình phải chăm chỉ lao động, nỗ lực vươn lên.
Công tác giảm nghèo luôn được Đảng ủy, UBND xã Đăng Hà quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Qua đó, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, đồng bào DTTS. Các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo cải thiện phương thức lao động, tiếp cận khoa học - kỹ thuật, nỗ lực vươn lên ổn định cuộc sống. Từ đó, số hộ nghèo giảm dần qua từng năm, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, đổi mới.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
- ·Thành công từ mô hình ba trong một
- ·Kiểm lâm tiếp nhận cá thể mèo rừng quý hiếm
- ·Lái xe 'phê' ma túy đâm sập nhà, hai người thiệt mạng
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức
- ·Số con thứ ba ở huyện Đồng Phú giảm
- ·Thai phụ có nên ăn đậu phộng?
- ·Món ăn chữa phong hàn, phong nhiệt
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·22 nhà điện ảnh lão thành cách mạng nhận bằng khen
- ·Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao
- ·Pháo hoa bung nở đất trời cả nước: Năm mới 2014 đã đến!
- ·Bị giữ bằng lái, tài xế đi giăng lưới kiếm sống
- ·Chưa xác định nhiễm HIV, sao phải điều trị?
- ·Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3
- ·Bé gái 6 tuổi bị bỏng nặng ở vùng kín và ổ bụng do nướng bắp
- ·Cứu sống thanh niên bị chôn vùi dưới hố ga
- ·Ngành điện: 2014, dồn vốn đầu tư các dự án truyền tải
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·Khóc, cười với phụ cấp thâm niên