【xem truc tiep c1】Nông dân cần chủ động trong sản xuất
Năm 2015 là một năm khó khăn của người nông dân trong sản xuất. Thời tiết không thuận lợi, giá cả sụt giảm dẫn đến sản xuất kém hiệu quả. Tuy nhiên, trong điều kiện ấy, nhiều nông dân trong huyện Phú Tân đã kết hợp tốt tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cộng với kinh nghiệm tích luỹ trong sản xuất, mở ra nhiều mô hình làm ăn hiệu quả và mang tính bền vững.
Năm 2015 là một năm khó khăn của người nông dân trong sản xuất. Thời tiết không thuận lợi, giá cả sụt giảm dẫn đến sản xuất kém hiệu quả. Tuy nhiên, trong điều kiện ấy, nhiều nông dân trong huyện Phú Tân đã kết hợp tốt tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cộng với kinh nghiệm tích luỹ trong sản xuất, mở ra nhiều mô hình làm ăn hiệu quả và mang tính bền vững.
Năm 2015, giá tôm nguyên liệu giảm mạnh, trong khi giá vật tư, thiết bị đầu vào cho nuôi tôm công nghiệp đều tăng, sản xuất không có lời, nhiều hộ nông dân trong huyện đã quyết định treo đầm để chờ giá. Tuy nhiên, trong điều kiện ấy, ông Nguyễn Văn Phương, ấp Tân Hải, thị trấn Cái Đôi Vàm vẫn quyết tâm không bỏ đầm mà thực hiện biện pháp xen canh. Biện pháp này mang lại hiệu quả tốt trong điều kiện khó khăn.
Xen canh đối phó giảm giá
Trong khi nhiều bà con treo đầm không nuôi để chờ giá, với trên 2,5 ha ao đầm của mình, ông Nguyễn Văn Phương chuyển hơn một nửa sang nuôi tôm sú với mật độ thưa. Diện tích còn lại vẫn duy trì nuôi thẻ chân trắng. Vụ cuối năm 2015, sau khi thu hoạch, ông Phương lời gần 2 tỷ đồng.
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến của ông Nguyễn Văn Hỏi, ấp Đất Sét, xã Phú Thuận. |
Cuối năm giá tôm nguyên liệu tăng, hộ có tôm thu hoạch coi như đúng thời cơ, tuy nhiên điều đáng quan tâm là số hộ duy trì được việc sản xuất để có tôm thu hoạch khi tăng giá như ông Phương không nhiều. Phần lớn bà con đều quyết định không nuôi, bỏ đầm khi giá xuống thấp, chính vì vậy không duy trì được sản xuất, để đến khi giá tăng không có tôm bán. Đây cũng là một kinh nghiệm trong sản xuất đối với người nông dân trong điều kiện khó khăn.
Ông Phương cho rằng, không nên ngưng sản xuất để chờ giá mà phải duy trì trong điều kiện khó khăn. Bởi, nếu một khi giá tăng mới cải tạo ao đầm nuôi thì khi đến thời điểm thu hoạch giá giảm sẽ bị lỗ do nguồn cung tăng.
Tuy nhiên, để làm được điều này, đòi hỏi trước tiên là người dân phải có vốn khá, cộng với sự kiên trì và mạnh dạn trong cách nghĩ, cách làm.
Bền vững từ nuôi tôm quảng canh cải tiến
Có hộ chuyển từ nuôi công nghiệp sang quảng canh cải tiến để bảo toàn vốn liếng, có hộ cải tạo ao đầm công nghiệp nhưng cũng nuôi quảng canh cải tiến. Hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến thì tiếp tục phát huy mô hình của mình. Ông Nguyễn Văn Hỏi, ấp Đất Sét, xã Phú Thuận là một trường hợp.
Nói về hiệu quả mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến của mình, ông Hỏi khẳng định, nuôi tôm quảng canh cải tiến không bao giờ lỗ. Bản thân ông đã nuôi nhiều vụ, thất bại có, thành công cũng có nhưng dù có thất cũng không lỗ. Năm rồi ông Hỏi nuôi trên diện tích gần 10.000 m2, thu nhập 109 triệu đồng, trừ chi phí 15 triệu đồng, còn lời 84 triệu đồng.
Như vậy, rõ ràng không chỉ nuôi tôm công nghiệp mà nuôi quảng canh cải tiến cũng là điều kiện giúp người dân có thu nhập khá. Điều đáng quan tâm là trong năm qua, nhiều nông dân trong huyện Phú Tân quyết định chọn nuôi tôm quảng canh cải tiến để sản xuất bền vững và ổn định. Hiện tại, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến toàn huyện hơn 16.000 ha, tăng hơn 4.000 ha so cùng kỳ năm trước. Lợi thế của loại hình này là phù hợp với điều kiện của đông đảo nông dân Phú Tân về vốn liếng, kỹ thuật do đầu tư thấp, kỹ thuật vừa phải nhưng lại có tính bền vững và hiệu quả. Chính vì vậy, trong khi nuôi tôm công nghiệp gặp chật vật thì năm qua, người nuôi tôm quảng canh cải tiến có lời khá. Thu nhập bình quân đầu người ổn định và nâng cao.
Từ đó cho thấy, các mô hình đa cây, con, xen canh luôn giữ vững trong điều kiện khó khăn về giá cả. Từ thời điểm cuối năm 2015 đến nay, giá các mặt hàng thuỷ sản tăng trở lại, nhiều bà con nông dân có lời khá từ tôm, cua, cá các loại. Sản xuất ổn định và phát triển trở lại là tín hiệu vui đối với người nông dân Phú Tân.
Hiện nay, ngoài nuôi tôm đại trà, người nuôi tôm Phú Tân cũng tiến đến một số mô hình hiệu quả hơn, kỹ thuật cao hơn như nuôi khép kín, nuôi tôm nước tĩnh, nuôi tôm sử dụng vi sinh, chế phẩm sinh học… với sự trợ giúp của các ngành chuyên môn. Từ đó, giúp người dân đa dạng hoá sản xuất. Đây là điều kiện đảm bảo tốt cho sản xuất bền vững của người nông dân trong mọi thời điểm./.
Bài và ảnh: Hiệp Ðoàn
(责任编辑:Thể thao)
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- ·Nhãn Thanh Lương và trăn trở của nhà nông
- ·Việt Nam là một trong 15 quốc gia đáng sống nhất thế giới
- ·Đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đa Kia
- ·Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
- ·Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong 5 tháng đạt gần 11 tỷ USD
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thắp hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67
- ·Nhân dân Tân Đồng đóng góp hơn 4 tỷ đồng làm đường
- ·Nữ chuyên viên Sở Nội vụ Hải Phòng từng làm loạn ở phường xin nghỉ việc
- ·Kết nối ĐT 741 với đường Đồng Phú
- ·Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- ·Tiết kiệm để dồn nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế
- ·Giá cây giống sầu riêng tăng cao
- ·Phải xây dựng thương hiệu gạo chất lượng cao Bù Đốp
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Bình Phước đột phá trong thu hút đầu tư
- ·Việt Nam đối mặt thách thức mức sinh thấp và tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn cao
- ·Tiếp tục quan tâm, cải thiện, nâng cao đời sống người lao động, công nhân
- ·Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
- ·Đòn bẩy phát triển kinh tế, xã hội huyện Bù Đốp