【bảng xếp hạng úc】Bức xúc cơ sở vật chất trường đạt chuẩn ở Cái Nước
(CMO) Ngày 28/7, đoàn giám sát của Ban Văn hoá – Xã hội HĐND tỉnh do bà Ngô Ngọc Khuê, Trưởng ban làm trưởng đoàn có chuyến khảo sát thực tế đánh giá kết quả đạt được, khó khăn, hạn chế trong lĩnh vực giáo dục tại huyện Cái Nước.
Đoàn giám sát Ban Văn hoá – Xã hội HĐND tỉnh khảo sát thực tế tại trường THCS Tân Hưng.
Cái Nước hiện có 58 trường học thuộc sự quản lý của phòng GD&ĐT, trong đó có 24 trường đạt chuẩn; tổng số cán bộ quản lý là 181, giáo viên là 1.630. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục của Cái Nước chưa đồng bộ. Cấp THCS thừa giáo viên các môn Sinh học, Ngữ văn, Lịch Sử, Toán nhưng lại thiếu ở các môn Địa lý, Tin học, Thể dục, Tiếng Anh và thiếu nhân viên. Bậc tiểu học thừa giáo viên dạy văn hoá, thiếu giáo viên năng khiếu. Bậc mầm non thiếu cả giáo viên và nhân viên.
Trước thực trạng này, Cái Nước đã có sự điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, bước đầu có kết quả khả quan nhưng chưa mang tính bền vững. Khó khăn của Cái Nước là việc tính tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định mới, nhất là khi giảng dạy thêm các môn Tiếng Anh và Tin học.
Cái Nước có nhu cầu xây dựng, sửa chữa ở 21/58 trường. Ngành ưu tiên tập trung vốn cho 13 điểm trường bức xúc, bảo đảm trước 20/8 sẽ hoàn thành để khai giảng năm học mới. Tuy nhiên, trong 24 trường đạt chuẩn thì có 13 trường được công nhận trước năm 2012, cơ sở vật chất xuống cấp và không đảm bảo để công nhận lại. Một số trường được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng một thời gian dài, xuống cấp và không đảm bảo công tác giảng dạy như ở xã Lương Thế Trân, xã Đông Hưng… gây khó khăn trong việc chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Băn khoăn lớn nhất của ngành giáo dục Cái Nước là nguồn vốn và phương án để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường đã công nhận đạt chuẩn nhưng cơ sở vật chất không đảm bảo. Một số quy định về chuẩn công nhận cũng chưa sát hợp với tình hình thực tế.
Đoàn giám sát Ban Văn hoá – Xã hội HĐND tỉnh khảo sát tại trường Tiểu học 1 thị trấn Cái Nước.
Về kết quả thực hiện Đề án kiên cố hoá trường lớp giai đoạn 2, Cái Nước xây dựng được 18 điểm trường, giai đoạn 3 chưa được triển khai. Toàn huyện có hơn 4.200 học sinh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí, thụ hưởng chính sách và hỗ trợ chi phí học tập.
Bà Ngô Ngọc Khuê rất băn khoăn trước những khó khăn của ngành và yêu cầu Cái Nước bám sát vào những quy định, vận dụng phù hợp vào điều kiện thực tế. Đồng thời đoàn giám sát sẽ có trách nhiệm đánh giá, báo cáo kết quả với các cấp thẩm quyền, từ đó xác định rõ những nguyên nhân dẫn đến khó khăn của lĩnh vực giáo dục Cái Nước và đề xuất các giải pháp khắc phục.
Trước đó, đoàn công tác đã đến khảo sát thực tế tại 2 điểm trường THCS Tân Hưng và Tiểu học 1 thị trấn Cái Nước. Cả 2 trường đều được công nhận đạt chuẩn trước năm 2012 và đang trong tình trạng xuống cấp về cơ sở vật chất.
Phạm Nguyên
(责任编辑:World Cup)
- ·Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- ·Xã hội hóa y tế nhìn từ Bệnh viện đa khoa Phước Long
- ·Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính
- ·Minh Thành ra mắt Câu lạc bộ không sinh con thứ 3
- ·Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- ·3 yếu tố khiến chúng ta lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe
- ·9 cách giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn
- ·Tiền lương làm thêm giờ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
- ·Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp
- ·5 năm, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 168.855 lao động
- ·Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
- ·Vietjet hủy hàng loạt chuyến bay do thời tiết xấu tại Đà Lạt
- ·101 người chết vì tai nạn giao thông
- ·Có thể chữa khỏi ung thư nếu điều trị sớm bằng thiết bị nội soi
- ·Nhận định, soi kèo Biskra vs Mecheria, 22h00 ngày 6/1: Xốc lại tinh thần
- ·Công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ phản hồi thông tin trên báo
- ·Công thức sữa tắm trẻ em không đúng hồ sơ, một DN bị phạt 60 triệu đồng
- ·Điện đã về khu định canh, định cư ấp Thạch Màng
- ·Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- ·Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động