【keo đá】Phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ tại hang động núi lửa Krông Nô
Ngày 18/9,áthiệnnhiềudichỉkhảocổtạihangđộngnúilửaKrôngNôkeo đá tại Hà Nội, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (Viện Hàn lâm KHCNVN) đã tổ chức buổi báo cáo kết quả tìm kiếm và khai quật sơ bộ bước đầu di chỉ khảo cổ hang động núi lửa Krông Nô (Đắk Nông).
Theo đó, việc phát hiện di chỉ khảo cổ trong hang động núi lửa Krông Nô (Đắk Nông) dựa trên cơ sở những dấu hiệu rất khả quan về tiềm năng di chỉ khảo cổ của khu vực nghiên cứu do TS. La Thế Phúc chủ trì thực hiện trên đề tài “Điều tra tìm kiếm di chỉ khảo cổ trong Công viên địa chất núi lửa Krông Nô, Đắk Nông”.
Một số di chỉ khảo cổ được phát hiện tại hang động núi lửa Krông Nô. |
Đề tài này đã khảo sát tìm kiếm và phát hiện hàng loạt địa điểm chứa di tích khảo cổ tiền sử bao gồm Suối Lồ Ồ với các hiện vật gồm như rìu đá, cối đá, phác vật; Thôn 5 khu vực thác Trịnh Nữ (huyện Cư Jut) có nhiều hiện vật phản ảnh nhiều giai đoạn tiền sử - sơ sử - lịch sử gồm mảnh gốm từ thô đến mịn, dày 5mm – 10mm, không còn men đến có men; rìu đá các loại, mảnh tước…; Thôn Đắk Sơn (huyện Đắk Mil) có các hiện vật rìu đá, phát vật… ; Thôn Đức Lộc (huyện Krông Nô) có các hiện vật là rìu đá, phác vật…
Đặc biệt, lần đầu tiên di chỉ khảo cổ tiền sử đã được phát hiện trong các hang động núi lửa thuộc khu rừng đặc dụng cảnh quan Đray Sáp (huyện Krông Nô). Trong các hang động núi lửa bắt gặp phổ biến các di vật là mảnh gốm, công cụ đá, mảnh tước, xương răng động vật, vỏ nhuyễn thể, nước ngọt với số lượng và mật độ tăng dần.
Dựa trên kết quả khảo sát trên, kết quả khai quật hang C6 – 1 đã phát hiện 3 hố đất đen là di tích của các bếp lửa và rác bếp; 1 cấu trúc đá; 3 di tích mộ táng. Các di vật tìm được là gồm các hiện vật đá như công cụ lao động (rìu ngắn, công cụ hình bầu dục, công cụ dùi, hòn kê…); nhóm phế liệu gồm mảnh tước, phiến tước, hạch đá và đá nguyên liệu; Đồ gốm tìm do vỡ nhỏ nên chưa xác định định đầy đủ các loại hình, nhưng về hoa văn và kỹ thuật chế tác ở các lớp là giống nhau và có một số điểm chung…
Đồ xương đã phát hiện nhiều mũi nhọn xương rải rác cùng các mảnh xương động vật. Các mũi nhọn thường làm từ mảnh xương chi động vật loại nhỏ, hình trụ dài, đầu vuốt nhọn, mài phần đầu hoặc toàn thân. Đây là loại hình công cụ khá độc đáo, hiếm thấy trong các di tích tiền sử trên địa bàn Tây Nguyên. Thành phần xương động vật thu được gồm dơi, hươu, nai, lợn rừng, tê giác…
Vỏ nhuyễn thể tìm thấy cũng rất phong phú như vỏ ốc Tiền là loại hình di vật đầu tiền phát hiện ở Tây Nguyên, minh chứng cho quan hệ với cư dân biển.
Với kết quả trên sơ bộ có thể chia tầng văn hóa hang C6 – 1 thành 4 giai đoạn gồm:
Giai đoạn 1 (sớm nhất) đặc trưng bởi các hiện vật đồ đá có kích thước lớn, ghè đẽo thô sơ … thường gặp trong cư dân Đá mới sớm, cách đây 7.000 đến 10.000 năm.
Giai đoạn 2, đặc trưng bởi các hiện vật đồ đá kích thước nhỏ hòn ghè, hòn kê và đặc biệt 3 mộ táng… phản ánh niên đại kỳ Đá mới cách đây khoảng 4.000 đến 7.000 năm.
Giai đoạn 3, với những phát hiện răng người, xương cốt động vật to hơn, công cũ đẽo thô, rìu mài toàn thân phản ánh giai đoạn hậu kỳ Đá mới.
Giai đoạn 4 với những chiếu rìu tứ giác mài toàn thân, đặc biệt là đồ gốm đất nung… đây là những di vật thường gặp trong di tích sơ kỳ Kim khí ở Tây Nguyên.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Lân Cường, Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam cũng đề nghị di chỉ khảo cổ hang động núi lửa ở đây là di sản độc đáo duy nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á, cần có những hành lang pháp lý bảo vệ, bảo tồn và phát huy di sản, trước mắt cần lập hồ sơ xếp hạng cấp tỉnh, tiến tới cấp quốc gia/quốc gia đặc biệt.
Cũng theo PGS Lân Cường những kết quả khai quật ở đây mới chỉ là bước đầu, cần tiếp tục mở rộng diện tích khai quật, phân tích ADN, giám định thành phần chủng tộc người, làm trõ chủ nhân của nền văn hóa cổ nơi đây; đồng thời phân tích niên đại tuyệt đối, bảo tử phấn hoa, cổ tử cảm… phác dựng quá khứ xa xưa của cư dân tiền sử đất Đắk Nông.
Hiện vật khai quật được cần được bảo quản cẩn mật trong điều kiện tối ưu để sử dụng lâu dài; cần được chế tác nhiều phiên bản (đối với hiện vật quý hiếm, độc bản) để phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục công tác tuyên truyền, giáo dục và trưng bày bảo tàng ngoài trời, bảo tồn tại chỗ, khai thác phát triển.
Cần nghiên cứu chi tiết để phục dựng, tái hiện môi trường sinh cảnh của người Tiền sử trong hang động, phục vụ công tác bảo tồn và trưng bày tại chỗ để khai thác du lịch, phát triển bền vững kinh tễ xã hội.
“Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ bảo tồn, quản lý và khai thác các giá trị di sản (đặc biệt là di chỉ khảo cổ) trong hang động núi lửa ở Công viên địa chất núi lửa Krông Nô - Đắk Nông nói chung” PGS Lân Cường nhấn mạnh.
Tình Lê
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhận định, soi kèo Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1: Đòi lại ngôi đầu
- ·Đưa đất đai ra khỏi giá trị doanh nghiệp để tháo điểm nghẽn trong cổ phần hóa
- ·Kho bạc Nhà nước TP.Hồ Chí Minh: Xử lý hồ sơ giải ngân vốn đầu tư công không quá 4 ngày
- ·Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực
- ·Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- ·Chủ tịch Hà Nội yêu cầu cán bộ thay đổi cách tiếp cận về chuyển đổi số
- ·TPHCM: 700 chiến sỹ hoa phượng đỏ tham gia chương trình Một ngày làm nhân viên siêu thị
- ·Cần nhiều nguồn lực để phục hồi kinh tế
- ·Mỹ phát triển hệ thống giao tiếp não người với máy tính
- ·Xuất khẩu hàng hóa 2023: Điểm sáng nhóm hàng nông sản, thủy sản
- ·Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
- ·Chủ động đặt rào chắn, cấm đường tại các điểm có nguy cơ sạt lở
- ·Phí thẩm định dự án và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi là khác nhau
- ·Nhiều đổi mới về cơ chế tài chính, tăng quyền lợi cho người bệnh
- ·Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
- ·Giá hồ tiêu tăng nhanh hơn giá vàng, xuất khẩu hồ tiêu kỳ vọng thu về tỷ USD
- ·Điều tra vụ con riêng của vợ bị cha dượng đốt bộ phận sinh dục
- ·Không có chùa nào có sự góp vốn đầu tư với mục đích kinh doanh
- ·Tây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước
- ·Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu xử lý hiệu quả các vụ việc phòng vệ thương mại