【trang thống kê bóng đá】Tăng khả năng cạnh tranh khi kim ngạch xuất khẩu đến từ doanh nghiệp trong nước
Xuất khẩu đối mặt nhiều khó khăn | |
Cấp bách tái định vị để doanh nghiệp thích ứng trước những biến động mới | |
Đáp ứng tiêu chuẩn “xanh” thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu |
Nếu công nghiệp hoá mà chỉ thay thế hàng nhập khẩu thì sẽ rất dễ bị rơi vào bảo hộ thái quá. Ảnh: H.Dịu |
Góp ý cho Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, VCCI đã đề nghị bổ sung và điều chỉnh một số chỉ tiêu.
Cụ thể, VCCI đề nghị bổ sung một số chỉ tiêu về phát triển thị trường vốn, ví dụ như xếp hạng tín nhiệm quốc gia, rủi ro quốc gia, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư trên GDP cho giai đoạn trung hạn, dư nợ tín dụng cho lĩnh vực công nghiệp, giá trị vốn hoá của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên thị trường chứng khoán…
VCCI cho rằng, kinh nghiệm của các quốc gia công nghiệp hoá ở châu Á cho thấy, vai trò của thị trường vốn và khả năng tiết kiệm, đầu tư của nền kinh tế đặc biệt quan trọng để có thể tích luỹ vốn, từ đó thúc đẩy sản xuất công nghiệp.
Bên cạnh đó, VCCI đề nghị bổ sung thêm chỉ tiêu về xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng và phân loại theo các thành phần kinh tế.
VCCI lý giải, thực tế nhiều quốc gia khác cho thấy, nếu công nghiệp hoá mà chỉ thay thế hàng nhập khẩu thì sẽ rất dễ bị rơi vào bảo hộ thái quá và không thể thoát được bẫy thu nhập trung bình. Ngược lại, các nước công nghiệp hoá định hướng xuất khẩu, đặc biệt là khi kim ngạch xuất khẩu đến từ các doanh nghiệp tư nhân trong nước, thì có khả năng cạnh tranh tốt hơn và bền vững hơn khi cắt giảm các biện pháp bảo hộ.
VCCI cũng cho rằng, số lượng sáng chế là một chỉ tiêu dễ quan sát và phản ánh khá nhiều trình độ công nghiệp hoá của quốc gia nên cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu về sở hữu công nghiệp như số lượng sáng chế vào các chỉ tiêu đánh giá công nghiệp hoá.
Về nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm triển khai chương trình hành động, qua nghiên cứu, VCCI kiến nghị cần bổ sung thêm giải pháp thực thi pháp luật về cạnh tranh, đặc biệt là các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong nhóm các doanh nghiệp công nghiệp.
Nguyên nhân do tiến trình công nghiệp hoá quốc gia thường sẽ phải chọn một số ngành kinh tế được duy trì các biện pháp bảo hộ, hạn chế tiếp cận thị trường đối với nước ngoài. Trong những ngành đó, sẽ chọn một số doanh nghiệp để được hưởng các chính sách ưu đãi trong một khoảng thời gian nhằm xây dựng năng lực sản xuất công nghiệp. Trong giai đoạn như vậy, các doanh nghiệp này ít phải chịu áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp mới và doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, theo VCCI, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, đây là môi trường dễ nảy sinh các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dẫn đến hệ quả là các doanh nghiệp không còn động lực để cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất và chính sách công nghiệp hoá thất bại. Do vậy, để có thể công nghiệp hoá, đi kèm với việc duy trì chính sách công nghiệp thì luôn cần bảo đảm các doanh nghiệp không được thực hiện các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh khác.
Nghị quyết số 29-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm. Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp; tỉ trọng công nghiệp đạt trên 40% GDP; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP… Hình thành được một số tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn; xây dựng và phát triển được một số cụm liên kết ngành công nghiệp trong nước có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế; làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp.
Vì thế, dự thảo chương trình hành động của Chính phủ đã đưa ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho các bộ, ngành và địa phương với 59 nhiệm vụ trọng tâm.
Chẳng hạn, với Bộ Tài chính, trong nhóm nhiệm vụ về xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ quan này phải xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính; xây dựng và triển khai các chính sách thuế nhằm khuyến khích phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; cân đối ngân sách nhà nước hàng năm cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo quy định…
Trong nhóm nhiệm vụ về đổi mới chính sách tài chính, Bộ Tài chính cần đổi mới chính sách ưu đãi về thuế phù hợp với thông lệ quốc tế, hướng tới trọng tâm ưu tiên thúc đẩy phát triển hệ sinh thái và chuỗi giá trị sản xuất, dịch vụ hiện đại; phát triển thị trường chứng khoán bền vững, trở thành kênh huy động quan trọng vốn trung và dài hạn cho thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa…
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN
- ·Hớn Quản: 58/111 khu dân cư văn hóa
- ·Dấu hiệu cảnh báo thận đang dần ngừng hoạt động
- ·Khẳng định bản lĩnh từ môi trường áp lực cao
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Chế độ dinh dưỡng hợp lý trong những ngày lễ Tết
- ·Xưởng in tiền đầu tiên của Việt Nam
- ·2 khách hàng trúng xe Honda Blade (C)
- ·Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- ·Phát động chiến dịch kêu gọi nam giới bảo vệ phụ nữ, trẻ em gái
- ·Ô tô bán tải va chạm với hai xe máy ở TP.HCM, một người tử vong
- ·Khát vọng sống của người khuyết tật
- ·Trụ cổng trường bất ngờ gãy đổ đè chết một học sinh lớp 1
- ·WHO xác nhận hàng nghìn người nhiễm virus Zika ở châu Mỹ
- ·Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- ·Nhân dân xã Bom Bo làm 7,3km đèn đường
- ·Truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng BHXH
- ·“Mẹ già như chuối chín cây”
- ·Thời tiết hôm nay 03/1: Miền Trung mưa rào, miền Bắc trời rét
- ·Đòi ly hôn sau nửa thế kỷ chung sống!