【adelaide utd đấu với câu lạc bộ bóng đá western united】Kiểm điểm cụ thể trách nhiệm quản lý trong việc để tàu cá xâm phạm vùng biển nước ngoài
(CMO) “Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có liên quan để việc tàu vi phạm vùng biển nước ngoài xảy ra. Kiểm điểm phải cụ thể, chi tiết và chỉ ra cho được những phần việc làm được, những việc còn hạn chế để khắc phục trong thời gian tới”. Đó là chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử sáng ngày 21/3, tại buổi làm việc với UBND huyện Trần Văn Thời liên quan đến tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.
Huyện Trần Văn Thời là địa phương có đội tàu cá lớn nhất tỉnh với gần 1.500 chiếc và đây cũng là huyện có số lượng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài nhiều nhất. Theo thống kê, từ năm 2010 đến nay, tổng số tàu cá của huyện bị nước ngoài bắt giữ, xử lý là 279 tàu với 2.375 thuyền viên. Cụ thể, Thái Lan bắt giữ 240 tàu với 1.974 thuyền viên; Malaysia bắt giữ 36 tàu với 382 thuyền viên; Campuchia bắt 3 tàu với 19 thuyền viên.
Theo ông Sử Văn Minh, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, việc giám sát sau khi tàu ra khỏi đồn biên phòng thì gần như không thể, kể cả tàu cá đã được trang bị thiết bị giám sát trong đề án thử nghiệm của tỉnh, vì sau khi ra khơi, tàu cá tắt thiết bị. Về toạ độ, vùng biển cấm khai thác cũng như các văn bản quy định về khai thác, ngư dân đa phần đều nắm nhưng việc vi phạm vẫn diễn ra.
Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh có 332 tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, xử lý. Riêng từ 23/10/2017 đến nay, toàn tỉnh có 17 tàu vi phạm vùng biển các nước; riêng đầu năm đến nay đã có 10 phương tiện vi phạm. Trong tổng số 17 phương tiện vi phạm kể từ ngày 23/10 đến nay, trên địa bàn thị trấn Sông Đốc đã có 15 phương tiện.
Theo ông Nguyễn Minh Cảnh, Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, trong số 17 phương tiện bị bắt giữ có đến 14 phương tiện hành nghề cào banh lông, một trong những nghề khai thác đã bị cấm và 1 chiếc tàu đóng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Sau khi vi phạm, đa phần chủ phương tiện tự thoả thuận hình thức xử lý, địa phương chỉ nắm lại thông qua đồn biên phòng nên thông tin còn chậm. Ngoài ra, do lực lượng mỏng trong khi trên địa bàn lượng tàu rất lớn, dân cư đông đúc nên việc quản lý vô cùng khó khăn.
Theo Đại tá Lương Hoàng Đông, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau, năm 2016, việc xử phạt rất mạnh tay đối với 72 phương tiện vi phạm, số tiền phạt trên 4 tỷ đồng. Do đó, tình trạng tàu vi phạm của năm 2017 giảm mạnh. Tuy nhiên, hiện tình trạng hợp đồng trái phép với các nước để khai thác rất khó điều tra. Đã qua, lực lượng biên phòng phối hợp với công an phá đường dây môi giới đưa người đi Malaysia khai thác trái phép.
Đại tá Lương Hoàng Đông đề xuất, việc triển khai giám sát hành trình phải phân ra từng loại phương tiện đã vi phạm và có khả năng vi phạm. Đồng thời, phải tiến hành phân loại toàn bộ nghề khai thác hiện nay để có giải pháp quản lý chặt chẽ hơn.
Ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT cho biết thêm, do tình tạng này chưa được ngăn chặn triệt để, ngày 23/10/2017, Uỷ ban châu Âu (EC) đã rút thẻ vàng cảnh cáo hàng thuỷ sản khai thác của Việt Nam và cho 6 tháng để khắc phục. Nếu thực hiện tốt, EC sẽ thu hồi; còn nếu không tốt, sẽ bị rút thẻ đỏ. Nếu để việc này xảy ra, hàng thuỷ sản Việt Nam không chỉ bị cấm cửa ở thị trường châu Âu mà các thị trường khác cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Ông Châu Công Bằng cho hay, nếu không có giải pháp quyết liệt thì tình trạng vi phạm có khả năng tăng và khả năng bị EC rút thẻ đỏ là rất cao.
Không chỉ vậy, tình trạng lợi dụng tàu cá để buôn lậu dầu trên biển đang diễn biến phức tạp. Trong năm 2017, lực lượng biên phòng đã tịch thu hơn 70.000 lít dầu, xử phạt trên 1 tỷ đồng.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chỉ đạo, ngoài kiểm điểm trách nhiệm để khắc phục, các bên liên quan cần tăng cường, nâng cao mức độ xử lý vi phạm, nhất là các trường hợp tái phạm. Đối với các đối tượng đã vi phạm và có dấu hiệu vi phạm, phải có sự phân loại cụ thể để có giải pháp quản lý hợp lý theo từng trường hợp. Riêng các hành vi không tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc trang bị các thiết bị giám sát phải được xử lý nghiêm. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trong đăng kiểm, quản lý thiết bị khai thác. Công tác tuyên truyền phải được tiếp tục thực hiện và phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Nguyễn Phú
(责任编辑:Thể thao)
- ·Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
- ·Phát hiện 300kg đùi gà đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ
- ·Giá Bitcoin vượt 82.000 USD, lập đỉnh lịch sử mới
- ·Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ tiếp tục được công nhận Thương hiệu Quốc gia
- ·Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- ·Credit Card là gì?
- ·Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM không thể huy động vốn
- ·Giá xăng dầu hôm nay 11/11: Đồng USD mạnh lên, giá dầu đi xuống
- ·Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- ·Giá Bitcoin lại phá đỉnh
- ·Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- ·Hải Dương: Xử lý gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp
- ·Hơn 1 tấn bò khô không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán trên mạng xã hội
- ·Làm thêm giờ, có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
- ·Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- ·ĐBQH: NHNN không mua vàng miếng, khiến dân phải bán ở 'chợ đen'
- ·Thống đốc NHNN: Giảm lãi suất quá nhiều sẽ làm tăng tỷ giá
- ·Không khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho công nhân, một doanh nghiệp bị phạt
- ·Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Loạt tỉnh thành vào cuộc rà soát bất động sản tăng giá bất thường