【bong da vn moi nhat hom nay】Giữ lửa nghề rèn
Giữa rất nhiều ngôi nhà kiến trúc hiện đại liền kề,ữlửanghềbong da vn moi nhat hom nay một cơ sở lò rèn với vẹn nguyên những nét xưa cũ vẫn đang tồn tại ngay cạnh đường Phú Riềng Đỏ, phường Tân Đồng, TP. Đồng Xoài. Chủ nhân của lò rèn này là anh Đoàn Đình Trọng (SN 1996), là con trai của một gia đình có nhiều đời liên tục gắn bó với nghề rèn và anh là đời thứ 4.
Năm 2016, khi đang học năm thứ hai Trường cao đẳng Điện lực TP. Hồ Chí Minh, gia đình anh Trọng gặp biến cố. Ông Đoàn Đình Dũng, bố của anh, không may bị tai nạn giao thông dẫn đến chấn thương rất nặng, không còn đủ sức khỏe để tiếp tục công việc. Sau nhiều trăn trở, anh Trọng quyết định gác lại ước mơ cử nhân ngành tự động hóa công nghiệp để về tiếp quản công việc của gia đình, duy trì nghề rèn cho đến nay.
Dù sức khỏe yếu nhưng ông Đoàn Đình Dũng vẫn luôn dõi theo từng bước làm nghề của con
Dõi theo từng bước làm nghề của con, ông Dũng cho biết: Gia đình tôi sinh sống ở Đồng Xoài từ năm 1938, bắt đầu làm nghề rèn và duy trì nhiều đời liên tục cho đến nay. Từ khi tôi bị tai nạn, sức khỏe không còn như trước nên truyền nghề cho con. Thấy con chịu làm, tôi cũng mừng, thỉnh thoảng ra trông nom hướng dẫn thêm cho con.
Trải qua 4 đời, lò rèn luôn duy trì ánh lửa hơn 80 năm qua
Những vật dụng được các thế hệ trong gia đình anh Đoàn Đình Trọng bảo quản và sử dụng để làm nghề từ đời đầu tiên cho đến hiện tại
Hiện đại gia đình anh Trọng còn 2 lò rèn khác do người thân quản lý và duy trì ngay cạnh lò của gia đình anh. Họ quây quần làm nghề bên nhau suốt mấy chục năm qua. Bản thân anh từ nhỏ cũng vừa học vừa phụ giúp bố mẹ giao - nhận hàng và phụ việc trong lò rèn nên khi vào làm anh không bỡ ngỡ nhiều. Tuy có chút nuối tiếc khi con trai phải gác lại ước mơ nhưng bà Trần Thị Chín, mẹ của anh Trọng, luôn động viên con kiên trì với nghề. “Từ ngày về làm dâu, tôi biết gia đình có nhiều đời theo nghề rèn. Do hoàn cảnh nên khi con trai quyết định gác lại việc học về tiếp quản công việc, tôi đã ủng hộ. Hiện con trai làm cũng đủ trang trải chi tiêu trong gia đình” - bà Chín chia sẻ.
Trải qua bao năm tháng, theo sự phát triển của thời đại, những vật dụng được rèn từ lửa lò của nghề rèn để phục vụ đời sống cũng ít dần, hiện chỉ còn mặt hàng dao cạo mủ cao su. Để đáp ứng nhu cầu người cạo mủ ở TP. Đồng Xoài và những vùng lân cận, mỗi ngày anh Trọng làm ra từ 40-45 con dao cạo. Niềm tin của khách hàng gần xa là động lực giúp anh duy trì nghề rèn của gia đình.
Anh Đoàn Đình Trọng quan niệm, nghề rèn phải thật nhẫn nại, cẩn thận trong từng sản phẩm, muốn thành công với nghề cần sự kiên trì và đầu tư thời gian
Chị Thị Pai, công nhân cạo mủ cao su ở ấp 5, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, dù cách lò rèn gần 10km nhưng 2 năm nay, chị thường xuyên mang dao cạo đến chỉnh sửa hoặc làm mới. Chị Thị Pai chia sẻ: “Tôi biết lò rèn này từ 2 năm nay. Tôi thường xuyên mang dao cạo đến sửa, đầu mùa thì đặt làm mới 5, 6 dao cạo cho nhà dùng và còn mua giùm hàng xóm làm nghề cạo mủ cao su nữa”.
Cuộc sống luôn có nhiều thay đổi và những ngành nghề triển vọng, thời thượng vẫn luôn có sức hấp dẫn với người trẻ, nhưng anh Trọng đã quyết tâm giữ lửa nghề rèn, như một cách giữ gìn truyền thống của gia đình. Để có thể bám trụ với nghề trong thời đại hiện nay, anh đã tự tìm tòi kết hợp kinh nghiệm của gia đình và tư duy bản thân nhằm duy trì, phát triển nghề.
Với nghề rèn thì phải thật nhẫn nại, cẩn thận trong từng sản phẩm. Bố tôi thường dạy muốn thành công với nghề cần sự kiên trì và đầu tư thời gian. Bản thân tôi cũng yêu thích nghề này. Nếu sau này xã hội còn cần, tôi mong muốn thế hệ con cháu của gia đình tiếp tục duy trì nghề. |
Anh ĐOÀN ĐÌNH TRỌNG phường Tân Đồng, TP. Đồng Xoài |
Hiện một số nghề thủ công truyền thống đang dần bị mai một. Những gia đình có truyền thống làm nghề và giữ được nghề như gia đình anh Trọng rất đáng quý. Với họ, nghề rèn không chỉ giúp có thu nhập duy trì cuộc sống qua bao thế hệ mà còn là niềm tự hào của một đại gia đình. Để làm được điều đó, họ có sự quan tâm, yêu thương, đoàn kết và cả hy sinh đúng lúc của những thành viên trong gia đình. Đó cũng là cơ sở để họ giáo dục con cháu biết quý trọng và giữ gìn nghề của cha ông nhiều đời truyền lại cũng như để duy trì ánh lửa đỏ của nghề qua thách thức thời gian.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025
- ·Phước Long phát động Tháng hành động vì trẻ em
- ·Tiếp nhận kinh phí và động thổ xây dựng Trường THPT Bù Gia Mập
- ·Lộc Ninh đảm bảo cơ sở vật chất cho năm học mới
- ·Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- ·Giáo dục kỹ năng sống “Giá trị của yêu thương”
- ·Công bố môn thi, lịch thi THPT quốc gia 2017
- ·Sở Văn hóa
- ·Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Udinese, 02h45 ngày 5/1: Cơ hội của Verona
- ·Cuộc thi quốc gia “Sinh viên với An toàn thông tin” năm 2016
- ·Dự báo thời tiết 23/7: Miền Bắc nắng nóng trở lại, Trung và Nam Bộ mưa to
- ·Trên 9.000 thí sinh Bình Phước bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2016
- ·112 thí sinh tham gia kỳ thi Cambridge
- ·Cấp tín dụng vốn lưu động cho doanh nghiệp trong vòng 48 giờ
- ·Ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học
- ·Tăng trách nhiệm của Nhà nước đối với thanh niên
- ·Phát động đợt thi đua trong ngành giáo dục
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Tăng cường chỉ đạo việc quản lý, tổ chức hoạt động hè cho học sinh