【lich đa bong hom nay】Người giữ đền tận tuỵ
Phủ thờ Bác Hồ tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho người dân trong và ngoài tỉnh. Hằng ngày, nhất là những dịp lễ lớn của dân tộc hay kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của Bác, Nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận đến viếng rất đông.
Phủ thờ Bác Hồ tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho người dân trong và ngoài tỉnh. Hằng ngày, nhất là những dịp lễ lớn của dân tộc hay kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của Bác, Nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận đến viếng rất đông. Ðã nhiều năm nay, Phủ thờ của Bác nơi đây luôn ấm áp khói hương mỗi tối. Ðó cũng là tấm lòng của người cựu chiến binh Bùi Văn Phấn đối với Bác.
Sau một ngày bận rộn với công việc đồng áng, chiều tối, người lính Cụ Hồ Bùi Văn Phấn (Út Phấn), 68 tuổi, đều đặn đến thắp hương và ngủ lại Phủ thờ Bác. Con đường từ nhà đến Phủ thờ Bác giờ đã là làng quê nông thôn mới, yên ả thanh bình. Cái thanh bình này đối với những người từng trải qua mưa bom bão đạn như ông Út Phấn mới thấy quý giá hơn bất cứ điều gì. Càng quý độc lập, tự do, ông càng nhớ công ơn của Bác đối với dân tộc.
Ông Út Phấn chăm sóc cây vú sữa và vườn hoa trong Phủ thờ Bác như chính khu vườn nhà mình. |
Ông Út tâm tình: “Ngày trước, khi Bác mất, sự kính yêu dành cho Bác đã thôi thúc bà con nơi đây bất chấp hiểm nguy xây dựng và bảo vệ Ðền thờ Bác. Lúc đó chúng tôi là bộ đội, dù có mưa bom bão đạn, nhưng tối nào cũng cùng đồng chí, đồng đội thắp hương cho anh linh của Người được ấm áp. Và giờ đây, tuổi cao, làm xong nhiệm vụ chính trị tại địa phương tôi cũng lại về đây với Bác, giữ mãi hồn dân tộc thiêng liêng này”.
Hằng ngày công việc chính của ông Út là chăm sóc cây cối, quét dọn và thắp hương Ðền thờ Bác. Khi có đoàn đến thăm, ông kiêm nhiệm luôn vai trò "hướng dẫn viên". Khi hỏi về nghiệp vụ hướng dẫn viên, ông Út cười hiền: “Thì biết gì nói nấy thôi chứ có học qua trường lớp gì đâu. Các đoàn đến đây trong tỉnh có, ngoài tỉnh cũng có, các thế hệ bộ đội Cụ Hồ, học sinh, sinh viên… họ đến tìm hiểu về Phủ thờ, về Bác và câu chuyện về cây vú sữa miền Nam…Tôi nói bằng cả tấm lòng người miền Nam yêu Bác, bằng niềm tự hào dân tộc và bằng cả trái tim mình hướng về Bác”.
Với thu nhập hằng tháng 1,8 triệu đồng, ông Út cũng tạm đủ xoay xở một phần cuộc sống khó khăn. Tuy nhiên, băn khoăn lớn nhất của ông là bản thân vẫn chưa được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế. Ông Út bộc bạch: “Nhà có 6 công vuông nhưng công việc chăm sóc Phủ thờ tốn rất nhiều thời gian nên việc phát triển kinh tế còn hạn chế. Ðã vậy, tuổi ngày càng cao, nay ốm mai đau hoài, không có bảo hiểm y tế nên tôi cũng chưa yên tâm lắm”.
Trên diện tích 6.000 m2 đất vườn, Phủ thờ Bác tại xã Trí Lực với bàn tay chăm sóc của người lính Cụ Hồ nay đã là vườn hoa, cây trái tuyệt đẹp. Ở đó có hàng cây vú sữa xanh tươi, có hồ cá, vườn hoa và cây ăn trái trĩu quả. Ông Út bộc bạch: “Sinh thời Bác rất yêu thiên nhiên nên tại Phủ thờ Bác tôi luôn ưu tiên những khoảnh đất trống để trồng hoa, nuôi cá. Lúc không có đoàn đến thăm thì tôi tranh thủ làm cỏ vườn, tưới hoa, ươm cây giống… Ðể nhân rộng truyền thống lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc và cũng để tuyên truyền về tấm lòng yêu quý Bác, các đoàn đến viếng thăm có nhu cầu là tôi đều tặng những cây vú sữa còn nhỏ đem về trồng, để làm kỷ niệm". Với ông, công việc giữ đền không quá nhọc nhằn bởi tình yêu với Bác là trên hết.
Tấm lòng tôn kính Bác được thể hiện bằng những điều mộc mạc, chân tình của người dân quê hương cây vú sữa còn để lại những ấn tượng đầy xúc cảm đối với những du khách phương xa.
Thầy giáo Huỳnh Ðịnh Ngọc Thanh đến từ Trường THPT Phan Ngọc Hiển, thị trấn Năm Căn, bộc bạch sau lần đến thăm Phủ thờ Bác tại xã Trí Lực: “Phủ thờ Bác toạ lạc ở nơi rất thanh tịnh và trang nhã. Cây xanh được chăm chút chu đáo, người giữ đền lại rất am hiểu về lịch sử và về Bác nên chúng tôi học hỏi được rất nhiều điều khi đến đây".
Từ những ngày được xây dựng trong mưa bom bão đạn của quân thù đến nay, Ðền thờ Bác Hồ ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình đã được dân, quân Cà Mau trùng tu, tôn tạo lại nhiều lần và trở thành di tích văn hoá lịch sử cấp quốc gia. Song, có một giá trị thiêng liêng nơi Ðền thờ Bác vẫn giữ nguyên vẹn là tấm lòng, niềm tin và sự tôn kính Bác hết mực của người lính Cụ Hồ Bùi Văn Phấn./.
Bài và ảnh: Huệ Như
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- ·Hải quan Đà Nẵng tập trung nguồn lực triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023
- ·Xuất khẩu hồ tiêu sang trang mới
- ·Doanh nghiệp vận chuyển hàng quá cảnh nêu nhiều vướng mắc về kiểm tra chuyên ngành
- ·Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
- ·Tỷ lệ thông quan hàng hóa luồng đỏ chỉ còn 3,41%
- ·Ngành Thuế tăng cường an toàn thông tin mạng, an ninh mạng
- ·Xuất khẩu chè Việt Nam tăng trưởng mạnh
- ·Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- ·Nhận lương 10 triệu, 'đại gia phố núi’ Như Loan cho doanh nghiệp vay 88 tỷ
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Hàng dệt may dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đài Loan
- ·Cục Hải quan Quảng Bình thu nộp ngân sách vượt 60% chỉ tiêu kế hoạch được giao
- ·Giá cao su xuất khẩu đạt mức kỷ lục
- ·Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC
- ·Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu mỗi tháng thu thuế gần 1 nghìn tỷ đồng
- ·Kịch bản xuất
- ·Thanh Hoá thu thuế xuất nhập khẩu đạt hơn 13.895 tỷ đồng
- ·Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- ·Giá vàng hôm nay 8/7: Giảm tuần thứ 4 liên tiếp