【keo bd u23 chau a】Có thể quản lý bất động sản bằng chính sách thuế?
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Chí Cường |
Theóthểquảnlýbấtđộngsảnbằngchínhsáchthuếkeo bd u23 chau ao số liệu của Tổng cục Thuế, trong 5 năm vừa qua, số thu nội địa vượt trên 7% dự toán; số thu ngân sách nội địa bình quân tăng 9,7%/năm. Ngay như năm 2020, hoạt động sản xuất, kinh doanh khó khăn chưa từng thấy, nhưng thu nội địa vẫn vượt 2,2% dự toán và tăng 1,2% so với năm 2019.
PGS-TS. Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính) nhận định, năm nào ngân sách cũng tăng thu nội địa, nhưng không phải nhờ hoạt động sản xuất, kinh doanh, mà tăng thu từ đất đai. Không chỉ địa phương có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, mà ngay cả địa phương là trọng điểm kinh tế, thu ngân sách cũng phụ thuộc vào đất đai.
“Ngân sách nhà nước phụ thuộc vào đất đai là vấn đề đã được đặt ra từ rất lâu, nhưng tình trạng này không giảm mà mỗi năm tăng. Đất đai ở Việt Nam cũng giống như căn bệnh trong kinh tế học gọi là “căn bệnh Hà Lan”, tức là chẳng cần làm gì, chỉ thu từ đất đai vừa dễ, vừa nhanh. Doanh nghiệp, người có tiền đầu tưvào BĐS cũng chẳng phải làm gì vì tỷ suất lợi nhuận do đất đai đem lại mỗi lần mua đi bán lại rất lớn, trong khi ngân sách nhà nước hầu như không thu được gì từ hoạt động trên thị trường BĐS”, ông Cường nhận xét.
Đã 2 lần, Bộ Tài chính xây dựng thuế đánh vào tài sản, trong đó tập trung vào đất đai, nhưng hiện tại Luật Thuế tài sản vẫn chỉ là… tài liệu tham khảo. “Phải có chính sách thuế đánh vào BĐS để giảm thiểu tình trạng đầu cơ đất đai, dẫn đến hàng trăm ngàn mảnh đất, căn hộ chung cư, biệt thự bị bỏ hoang, trong khi đó, hàng triệu người có nhu cầu nhưng không bao giờ có thể an cư vì giá BĐS bị đẩy lên quá cao”, ông Cường nhấn mạnh.
Cũng theo ông Cường, nếu không có chính sách thuế đánh vào BĐS, thì chỉ mấy năm nữa, ngân sách nhà nước sẽ hụt thu nghiêm trọng vì khoản thu từ đất đai giảm mạnh. “Ngân sách địa phương tăng thu chủ yếu là thu từ nguồn cho thuê đất trả tiền một lần hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất. Nói theo ngôn ngữ bình dân là thu từ tiền bán đất (vì thu từ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không đáng kể). Tiền bán đất thì chỉ thu được một lần, khi hết đất để bán thì ngân sách lấy đâu mà thu. Nếu không có thuế đánh vào BĐS sẽ dẫn đến hệ quả nhiều địa phương sử dụng tiền bán đất hoàn thành Chương trình nông thôn mới, đến khi hết đất để bán thì không biết trông chờ vào nguồn nào để duy tu, bảo dưỡng và hệ quả là chỉ dăm bảy năm nữa, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội sẽ xuống cấp, nhưng không biết lấy từ nguồn nào để sửa chữa”, ông Cường lo lắng.
Chuyên gia Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, TS. Jonathan Pincus cũng cho rằng, muốn phát triển bền vững, phải hướng dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tạo ra sản phẩm phục vụ cho xã hội, cộng đồng. Không khuyến khích và phải hạn chế hoạt động đầu tư phi sản xuất, đặc biệt là đầu cơ BĐS không tạo ra sản phẩm cho xã hội. “Có nhiều cách để định hướng dòng vốn đầu tư, nhưng cách hiệu quả nhất chính là sử dụng chính sách thuế. Đơn cử, khi giá BĐS tăng sau mỗi lần mua đi bán lại, Chính phủ đánh thuế thật cao đối với phần chênh lệch sau mỗi lần sang tay mà không tạo ra giá trị gia tăng, đồng thời phải có sắc thuế đánh vào những người sở hữu nhiều nhà đất có giá trị lớn nhưng không đưa vào khai thác, sử dụng, để hoang hóa chờ khi thị trường lên bán kiếm lời”, ông Jonathan Pincus đề xuất.
Theo TS. Nguyễn Ngọc Tuyến, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Bộ Tài chính), ngành tài chính đã khá thành công trong việc thực hiện Chiến lược Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2020 (Quyết định 732/QĐ-TTg năm 2011). Đặc biệt, Luật Quản lý thuế năm 2019 đã bao quát được các khoản thu lâu nay gần như bị bỏ trống như kinh doanh thương mại điện tử.
“Chỉ tiếc là còn nguồn thu rất lớn vẫn bị bỏ sót là thu đối với hoạt động kinh doanh BĐS. Và càng tiếc hơn nữa, khi Chính phủ đã 2 lần trình Quốc hội Luật Thuế tài sản, nhưng cuối cùng vẫn chưa được thông qua”, ông Tuyến chia sẻ.
Hiện tại, Việt Nam chỉ có Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mà chưa có Luật Thuế tài sản. Theo ông Tuyến, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mặc dù có đối tượng chịu thuế rất rộng, bao gồm cả đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, nhưng không thể thực hiện được chức năng điều tiết thị trường BĐS và đóng góp vào ngân sách nhà nước rất ít, do mức thuế suất quá thấp (0,03% đối với đất trong hạn mức; 0,07% đối với diện tích đất vượt dưới 3 lần hạn mức và 0,15% với đất còn lại) và tính trên giá do UBND cấp tỉnh công bố hàng năm.
“Quốc hội cần phải sớm thông qua Luật Thuế tài sản để bảo đảm sự công bằng theo đúng nguyên tắc người giàu, sở hữu nhiều nhà đất có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp lớn hơn vào ngân sách nhà nước và để tránh lãng phí đất đai”, ông Tuyến khuyến nghị.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ray Tomlinson
- ·Ngành y tế tỉnh đảm bảo trực nghiêm trong dịp tết Nguyên đán
- ·Sáng tạo trong điều trị Covid
- ·Bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên ở Việt Nam đã được ra viện
- ·PM to visit Laos, co
- ·Thêm 6 căn nhà đại đoàn kết được khởi công xây dựng
- ·Khởi công Trung tâm thương mại Chơn Thành
- ·Tái diễn sạt lở trên tuyến Sao Bọng
- ·“Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- ·Đưa chính sách bảo hiểm đến vùng sâu
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·Cấp cứu thành công bệnh nhân vỡ thai ngoài tử cung
- ·Cháy ki ốt chợ Thanh Lương
- ·Tăng cường tuần tra, kiểm soát phòng, chống dịch dịp nghỉ tết
- ·Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
- ·Hớn Quản đạt bình quân 17,65 tiêu chí nông thôn mới/xã
- ·Lời giải cho bài toán lao động thời vụ
- ·Đồng Tiến: Mưa lớn kèm lốc xoáy làm ngã đổ nhiều cây trồng
- ·Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến
- ·“Mái ấm tình thương” tặng hộ khó khăn