【soi keo romania】Gắn trách nhiệm đơn vị thụ hưởng ngân sách trong quản lý chi tiêu
Ông Bùi Đức Thụ,ắntráchnhiệmđơnvịthụhưởngngânsáchtrongquảnlýchitiêsoi keo romania Phó Trưởng ban Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn của TBTCVN.
PV: Ông đánh giá như thế nào về nỗ lực của Bộ Tài chính khi cùng với Ngân hàng Thế giới (WB) hoàn thiện bản báo cáo khá toàn diện và chi tiết về chi tiêu công Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh cơ cấu ngân sách có nhiều thay đổi hiện nay?
- Ông Bùi Đức Thụ:Tình hình TCNS những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Có thể kể đến như tình trạng mất cân đối thu chi ngân sách nhà nước (NSNN), bội chi nhiều năm. Bội chi tăng dẫn đến nợ công tăng cao. Theo báo cáo của Chính phủ đến cuối năm 2016 dư nợ công của chúng ta chiếm 63,7% GDP, tiến gần sát trần. Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế hội nhập sâu rộng, cạnh tranh nhiều đã tác động đến tình hình TCNS của nước ta. Do đó, áp lực đối với công tác điều hành TCNS là rất lớn nếu như chúng ta không có một cuộc cải cách mạnh mẽ tổng thể và căn cơ.
Tôi đánh giá cao việc Bộ Tài chính và WB phối hợp đánh giá chính sách chi tiêu công, cũng như chính sách TCNS trong giai đoạn vừa qua; từ đó đề xuất giải pháp tổng thể nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, trên cơ sở đó duy trì chính sách TCNS bền vững, hiệu quả.
Đã đến lúc chúng ta phải nhận diện rõ bức tranh kinh tế - xã hội nói chung và TCNS nói riêng. Ngoài mặt tích cực phải thấy những tồn tại để có quan điểm xử lý. Phải có giải pháp ngắn hạn, dài hạn thực hiện kiên trì nhiều năm, tạo thành nhóm giải pháp đồng bộ mới giải quyết được.
PV: Trong chi tiêu của Chính phủ, nhiều năm nay chi thường xuyên không ngừng tăng gây áp lực, trở thành bài toán khó đối với người làm công tác TCNS, thưa ông?
- Ông Bùi Đức Thụ:Báo cáo Chi tiêu công Việt Nam đã phát hiện ra bất hợp lý về cơ cấu, đó là chi thường xuyên lớn. Chi thường xuyên năm 2017 có giảm (ước khoảng 67% GDP), khi con số này vào năm 2015 chiếm gần 68% tổng chi NSNN. Nếu chi thường xuyên tiếp tục tăng, sẽ không còn tiền để đầu tư.
|
Trong khi đó, chúng ta không thể không cải cách tiền lương. Từ 1/7/2017, mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức đã tăng từ 1.210.000 đồng lên 1.300.000 đồng và theo tờ trình cải cách tiền lương mới, từ 1/7/2018 phải tăng lên 7%, từ 1.300.000 đồng lên 1.390.000 đồng. Theo đó, ít nhất ngoài việc tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công, cần phải bố trí thêm 35 - 36 nghìn tỷ đồng chi cho tăng lương.
Do đó, phải cơ cấu lại chi tiêu ngân sách theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên, nhưng không phải là giảm hẳn tiền lương hoặc chậm lại quá trình cải cách tiền lương. Chúng ta vẫn phải tăng lương theo lộ trình, bù đủ trượt giá và theo năng suất lao động để nâng cao chất lượng của bộ máy công quyền.
Vậy làm thế nào để tăng lương, mà không tăng chi thường xuyên. Theo tôi, phải tinh giản bộ máy, giảm biên chế. Thời gian qua số viên chức sự nghiệp tăng lên rất lớn do HĐND cấp tỉnh được quyết định khi có nhu cầu lao động, do đó, phải rà soát lại. Đơn vị dịch vụ công nếu Nhà nước không cần nắm sẽ chuyển thành DN công ích, hoạt động theo cơ chế DN mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Nếu thực hiện được những việc này, sẽ “giải phóng” số lượng lớn viên chức, giảm bớt gánh nặng cho NSNN.
Tôi kỳ vọng vào Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng với nhiều quyết sách quan trọng trong đó có việc sắp xếp lại bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
PV: Để củng cố tình hình tài khóa, có rất nhiều vấn đề đặt ra trong trước mắt và lâu dài, như tái cơ cấu thu, chi ngân sách và nợ công. Đây là những vấn đề lớn trong điều hành TCNS. Là người có nhiều năm kinh nghiệm và tâm huyết với ngành Tài chính, ông có thể chia sẻ một số định hướng về vấn đề này?
- Ông Bùi Đức Thụ: Theo tôi, thứ nhất phải tái cơ cấu, điều chỉnh chính sách thu. Tỷ lệ thu ngân sách/GDP giảm dần trong thời gian qua gây bất lợi cho quản lý nhà nước. Trong khi nhu cầu chi rất lớn nhưng thu giảm dần, dẫn đến thâm hụt là đương nhiên. Do vậy, cần rà soát lại chính sách thu bằng việc mở rộng đối tượng thu, khắc phục tình trạng bỏ sót nguồn thu. Phải đảm bảo mọi thành phần kinh tế bình đẳng trong nghĩa vụ nộp thuế. Ngoài ra, phải chống thất thu; rà soát chính sách thu, ngay cả chính sách ưu đãi về thuế cũng cần rà soát lại; cơ cấu lại giữa thuế trực thu và thuế gián thu (thuế TNDN đang hạ quá thấp, từ 36% nay còn 20%).
Thứ hai, tái cơ cấu chi NSNN, phải cơ cấu lại theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư. Trong đầu tư dự án cơ sở hạ tầng, phải lấy chỉ tiêu hiệu quả lên hàng đầu. Phân cấp và xác định rõ, quyền nhiều thì trách nhiệm lớn, đi kèm là cơ chế kiểm tra, kiểm soát kịp thời. Trong quản lý đầu tư vào sản xuất kinh doanh, lấy 12 đại dự án nghìn tỷ thất thoát làm bài học. Cơ chế quản lý phải chú trọng ngăn ngừa xảy ra tiêu cực, thất thoát.
Thứ ba, cơ cấu lại nợ công. Hiện Quốc hội vẫn quyết định bội chi cao, chúng ta vẫn phải đi vay, do đó nợ Chính phủ tăng là đương nhiên. Tuy nhiên, thời gian tới phải giảm, cơ cấu lại thu chi, xác định lại cân đối ngân sách và giảm nợ công. Cùng với đó, cơ cấu lại nguồn vay. Những năm gần đây, tôi đánh giá cao Bộ Tài chính đã cơ cấu lại nguồn vay, vay đảo nợ những khoản vay dài hơn để trả nợ khoản vay ngắn, từ đó giãn nghĩa vụ trả nợ trong từng năm, nên cân đối ngân sách sẽ đỡ căng thẳng hơn.
PV: Xin cảm ơn ông!
Minh Anh (thực hiện)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- ·Trận chiến Waterloo
- ·Trên 140 tỷ đồng cho vay theo Nghị định 67
- ·Đức Liễu nâng chất tiêu chí đường giao thông
- ·Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- ·Trận chiến Austerlitz
- ·Việt Nam đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030
- ·Neymar cân nhắc việc tiêm thuốc để chơi trận chung kết
- ·Thời tiết Hà Nội 9.9: Mưa rào kèm giông kéo dài nhiều ngày
- ·Kết quả Copa America 2024: Hạ Brazil trên chấm 11m, Uruguay vào bán kết
- ·Ngư dân tử vong thương tâm sau khi rơi xuống biển ngất xỉu
- ·Bệnh bạch hầu Không được chủ quan
- ·Nông nghiệp thu về gần 52 tỷ USD hàng xuất khẩu trong 10 tháng
- ·Khoảng 50% mẫu gia cầm dương tính với vi
- ·Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
- ·Nữ cán bộ đoàn dám nghĩ, dám làm
- ·Tập thể dục tại nhà
- ·Quốc hội chốt giảm 2% thuế VAT đến hết tháng 6
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Từ 1/4, ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ