会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả của ligue 1】Những “chú ong non” chăm chỉ!

【kết quả của ligue 1】Những “chú ong non” chăm chỉ

时间:2025-01-11 01:38:35 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:392次
Các em tự tin giao tiếp với khách 

Nỗ lực và sự đồng cảm từ “thượng đế”

“Từ từ, dọn bàn xong, khi bưng đồ đứng dậy, cháu phải nhìn lui xem có ai phía sau lưng mình không, như vậy khi cháu đứng lên mới không bị đụng và làm đổ đồ”, một vị khách hàng trung tuổi nhẹ nhàng nhắc nhở nhân viên quán khi cậu bé đang định bưng khay ly, nước đứng dậy.

Còn ở bàn nước bên cạnh, một nhân viên khác đang nhắc khách hàng ghi số bàn vào giúp mình sau khi ghi nước uống.

Đến quán cà phê Bee ở đường Nguyễn Sinh Cung, TP. Huế, khách hàng không khó để bắt gặp những điều đặc biệt đó, bởi nhân viên phục vụ ở đây là những bạn thiểu năng trí tuệ tự kỷ... là học sinh của Trường Chuyên biệt tương lai.

Trong số 55 em học sinh đang học tại trường, có 8 em “xuất sắc” được tham gia bồi dưỡng kỹ năng pha chế và phục vụ bàn tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế.

Sau khi hoàn thành khóa học, các em được thực hành và trải nghiệm là những nhân viên phục vụ bàn tại quán cà phê Bee do nhà trường mở.

Thấy khách bước vào quán, Văn Toàn (20 tuổi) nhanh chân đưa tấm menu đến cho khách chọn đồ uống. Bởi vì gặp khó khăn trong việc nói, nhưng Văn Toàn vẫn cố gắng giao tiếp bằng ngôn ngữ vừa dùng các cử chỉ để khách có thể hiểu rằng, Toàn muốn khách ghi số bàn trước khi đánh dấu thức uống cần chọn vào một mẩu giấy nhỏ có sẵn ở menu, để khi đồ uống được làm xong, Toàn không bưng lộn bàn cho khách.

Đáp lại những yêu cầu đó của nhân viên quán, chị khách hàng vẫn vui vẻ và không tiết kiệm những lời khen dành cho Toàn. “Quán gần nhà nên cũng hay ghé ủng hộ, lúc đầu vào quán mình không biết nhân viên quán là những “em bé” đặc biệt đâu. Lần đầu bước vào mình cũng có “khựng” lại và nghĩ vào lỡ rồi thì ngồi thử một lần. Nhưng chính sự hồn nhiên, dễ thương, cố gắng  và “chuyên nghiệp” hơn từng ngày của các em đã thuyết phục mình trở thành khách hàng quen của quán”, chị Hoàng Hương, ở Phú Thượng, Huế, bộc bạch.

Sau khi được ba chở đến quán, Hà Anh vui vẻ vào thay đồng phục, cùng các bạn sắp xếp lại bàn ghế, dọn dẹp quán để đón khách. “Được ra quán em vui lắm ạ. Ở đây em được gặp nhiều người. Về nhà em khoe với hàng xóm là em được đi phục vụ quán cà phê nhưng mọi người không tin, nói ai mà nhận bọn em vào làm. Nhưng bọn em đã làm được, mặc dù phục vụ còn chậm hoặc nhầm lẫn nhưng khách hàng ai cũng yêu thương và động viên bọn em”, Hà Anh chia sẻ.

Mong được mọi người đón nhận

Nhẹ nhàng buộc tạp dề lại cho bạn, Viết Thịnh (21 tuổi) không quên căn dặn bạn mình: “Nhớ buộc kỹ dây tạp dề, không được để tạp dề hay bất cứ cái gì rớt xuống ly nước của khách. Bạn bưng ly vào đi, mình lau bàn cho”. Mặc dù những lời nói của Thịnh không được lưu loát, nhưng ngồi bàn kế bên, chúng tôi vẫn có thể nghe và hiểu được những lời mà Thịnh nhắc nhở bạn mình.

“Được đi làm ở quán em vui lắm, về nhà ai cũng khen em giỏi hết. Em biết mình và các bạn còn phục vụ chưa được tốt, nhưng em mong mọi người có thể đón nhận chúng em. Bởi mọi người đón nhận thì chúng em mới có thể tiếp tục làm việc”, Viết Thịnh tâm sự.

Là giáo viên, gắn bó với các em từ khi các em mới được cha mẹ đưa tới trường, nay lại đồng hành cùng các em ra quán để hướng dẫn, hỗ trợ các em trong quá trình rèn luyện kỹ năng để vượt lên chính mình, cô Nguyễn Thị Lê Thu chia sẻ đầy tự hào: Các em tiến bộ nhiều lắm. Từ những đứa trẻ ngây ngô, không biết nói, chỉ cười trong vô thức, nay các em đã có thể đọc, viết, biết nhớ chính xác tên, tuổi, địa chỉ nhà và cả tên bố mẹ mình. Giờ đây, nhiều em còn thể giao tiếp lưu loát với khách hàng. Nhìn thấy các em trưởng thành từng ngày, không những tự phục vụ bản thân mà có thể bước ra xã hội, làm việc giống như những bạn trẻ khác, chúng tôi vui lắm. Đó không chỉ là “quả ngọt” của những người giáo viên, gắn bó với các em 5-10 năm như tôi, mà đó là thành quả của sự nỗ lực, cố gắng của các em và sự quan tâm, yêu thương của gia đình.

Hiện tại, có 8 em học sinh của Trường Chuyên biệt tương lai được chọn để phục vụ tại quán cà phê Bee. Các em sẽ được chia thành hai ca làm việc, một ngày đi làm và một ngày đi học tại trường. “Trong 6 tháng đầu, các em sẽ vừa làm vừa được dạy thêm các kỹ năng. 6 tháng tiếp theo, chúng tôi sẽ trả công theo ngày làm việc cho các em. Sau khi dạy ở trường cho các em, chúng tôi cũng đã thử nghiệm nhiều mô hình dạy nghề cho các em nhưng chưa thành công. Khi bắt đầu với ý tưởng mở quán cà phê để vừa dạy kỹ năng vừa tạo việc làm cho các em, chúng tôi cũng đắn đo nhiều lắm. Nhưng khi được các tổ chức hỗ trợ bước đầu và hơn hết được cộng đồng chấp nhận, chúng tôi rất vui. Chúng tôi hy vọng, chính nơi này, các em sẽ trưởng thành hơn, có thể hòa nhập cùng cộng đồng, được mọi người đón nhận, không kỳ thị và coi các em là những nhân viên phục vụ bàn bình thường chứ không phải là những “đứa trẻ đặc biệt””, cô Văn Thị Nhàn, Quản lý Trường Chuyên biệt tương lai chia sẻ.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Chương trình ‘Bánh chưng xanh
  • Bắt người cha và 'vợ hờ' nghi bạo hành bé trai 6 tuổi ở TP.HCM
  • Bắt giam 12 thanh thiếu niên trả thù bằng dao, gây thương tích 25% cho nạn nhân
  • Cần Thơ: Kẻ cướp xe tải gây tai nạn liên hoàn, 2 người tử vong
  • Tiếp tục hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
  • Bắt thêm 1 Phó tổng biên tập, 2 phóng viên Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
  • Không uống bia rượu nhưng thổi có nồng độ cồn phải làm sao?
  • Loạt sai phạm trong thoái hóa vốn Nhà nước ở Tổng công ty Tín Nghĩa
推荐内容
  • Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
  • Cán bộ địa chính xã giúp 2 kẻ làm giả giấy tờ chiếm đoạt hơn 32 tỷ đồng
  • Nhận hối lộ, Phó giám đốc trung tâm đăng kiểm xe cơ giới ở Quảng Nam lĩnh án
  • Nguyên nhân 4 đăng kiểm viên Chi cục Thuỷ sản Thừa Thiên
  • Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
  • Vỡ nợ, nữ đại gia bất động sản lừa đảo chiếm đoạt hơn 41 tỷ đồng