会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả ngoại hạng hôm nay】Qua vùng nước nổi!

【kết quả ngoại hạng hôm nay】Qua vùng nước nổi

时间:2025-01-11 02:47:36 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:158次

Báo Cà Mau(CMO) LTS: Hàng năm, bắt đầu từ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mê Kông tràn về các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long như: An Giang, Đồng Tháp, Long An và một phần các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, TP Cần Thơ. Nước về, mang theo nhiều nguồn lợi cho con người và đồng đất. Đó là tôm, cá, rau đồng và phù sa, tạo màu mỡ cho ruộng đồng.

Thế nhưng, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hệ thống đập thuỷ điện chặn nguồn từ thượng lưu sông Mê Kông, những năm gần đây, nước từ thượng nguồn năm sau về thấp hơn năm trước. Năm nay, đến cuối tháng 8 âm lịch, những cánh đồng đầu nguồn mới đón nước về. Nước về chậm và ít, gây ra những khốn khó, thua thiệt cho bà con vùng nước nổi.

Trên chiếc vỏ lãi băng qua những cánh đồng ngập nước ở huyện An Phú, tỉnh An Giang, lác đác vài chiếc xuồng giăng lưới. Dừng lại bên cạnh chiếc xuồng của vợ chồng ông Nguyễn Văn Hùng và bà Trần Thị Hồng, nhà ở ấpVĩnh An, xã Vĩnh Hội Đông, hỏi chuyện đánh bắt cá tôm, ông Hùng than thở: “Những năm trước, nước về sớm và đồng ngập sâu chừng 4 m, cá tôm rất nhiều; Bông súng, rau muống cũng mọc theo con nước, xanh ngát cả đồng, người dân tha hồ chèo xuồng đi hái. Còn mùa này, nước trên đồng trong veo, chẳng những không có cá tôm, mà bông súng, rau muống cũng lưa thưa. Trước đây, mỗi ngày tôi giăng lưới được hai, ba chục ký cá tôm, bạn hàng cân tại chỗ cũng được gần triệu bạc. Còn năm nay, nước về chậm và thấp, cá tôm rất ít, tôi ra đồng hơn 4 tiếng rồi mà bắt chưa được 2 kg cá chốt”.

Bà Trần Thị Hồng kéo cái xô nhựa lên cho tôi xem, trong đó có chừng hơn ký cá chốt bé xíu và than: “Năm nay cá tôm vừa ít, vừa nhỏ, thương lái đâu có cân”. Bà sẽ làm gì với mớ cá này? - Tôi hỏi. Bà đáp: “Tôi làm mắm, hy vọng sau khi nước rút, bán sẽ có chút đỉnh, chứ bây giờ chả lẽ đổ bỏ, uổng công sức quá!”.

Qua câu chuyện dự tính làm mắm cá chốt của bà Hồng, tôi thầm nể phục tài nghệ chế biến và sự khéo tay của người nội trợ miền Tây. Vì rằng ruộng đồng Nam Bộ ngày một ít cá rô, cá sặt - nguyên liệu chủ yếu để làm mắm đồng, bà con giờ đã biết gia chế, tận dụng nhiều loại cá để làm mắm, nào là cá chốt, cá linh, cá rô phi, cá lòng tong, hay rẹm, còng... Dù đó chỉ là những món ăn dân dã, đồng nội, nhưng với nhiều người, trở thành kỷ niệm thiêng liêng, để mỗi khí nhớ quê, nhớ mẹ, nhớ bà lại thèm tô mắm đồng chưng ăn kèm với chuối chát, rau sống, khế chua...

Bà con mưu sinh mùa nước nổi.

An Phú là cửa ngõ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Nơi đây có đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia dài hơn 40 km. Mùa này, những cánh đồng chìm sâu trong biển nước mênh mông, khó xác định chính xác đường biên giới. Nhưng bà con giăng lưới, hái rau đều hiểu và nhớ: Những hàng cây me nước là chuẩn đường ranh biên giới. Bởi vậy, vào mùa nước nổi, đồng rộng mênh mang như biển, lực lượng biên phòng, công an không thể tuần tra xuyên suốt, nhưng mọi người đều chấp hành nghiêm quy chế biên giới. Cách cột mốc 263 chừng 300 m, có vài chiếc xuồng đang hái rau muống. Tiến lại gần hai chị em Nguyễn Thị Lê và Nguyễn Thị Tiếp, nhà ở ấp Vĩnh Hoà đang hái rau, tôi hỏi:

- Hai chị ngày nào cũng ra đây hái rau sao?

- Đâu có nhiều rau mà hái cô, cứ 3, 4 ngày chúng tôi mới chèo xuồng ra hái một lần.

- Mỗi lần hái được bao nhiêu?

- Chừng 20 kg là nhiều.

- Rau muống các chị làm gì?

- Gặp ai mua tươi thì bán tươi.

- Bao nhiêu 1 kg?

- 6 ngàn đồng.

- Còn không bán tươi?

- Chúng tôi làm dưa, đem ra chợ xã bán, 25 ngàn đồng/kg.

Quả thật mùa nước nổi về, bà con vùng đầu nguồn có nhiều điều kiện khai thác, sản xuất, tăng thêm thu nhập, nhất là những  hộ không đất sản xuất, hộ nghèo. Theo Phó chủ tịch UBND huyện An Phú Nguyễn Hữu Bảo, huyện có 14 xã, thị trấn, mùa nước nổi, huyện có 7 xã bị ngập. Ở những địa phương này còn hơn 650 hộ không đất sản xuất, quanh năm làm thuê kiếm sống. Với những hộ nghèo, không đất gieo trồng, bà con luôn trông chờ mùa nước nổi về để kiếm tiền, trong đó chủ yếu là khai thác nguồn lợi từ thiên nhiên như giăng lưới, hái rau.

Có khi nào đồng bằng không còn nước nổi, hoặc nước chỉ về lé mé chân ruộng? Khi đó, ruộng đồng không có phù sa, trơ trọi, cằn khô, bà con nghèo vùng đầu nguồn sẽ sinh kế ra sao…? Miên man trong biển nước, đến khi chiếc vỏ lãi dừng lại trụ sở UBND xã Vĩnh Hội Đông, tôi mới sực tỉnh.

Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Hội Đông Huỳnh Công Phương cho biết tin vui: Trên địa bàn xã đang thi công tuyến đường dân sinh biên giới dài hơn 30 cây số. Công trình này nối liền nhiều điạ bàn biên giới và khi hoàn thành không chỉ giúp Nhân dân đi lại thuận lợi kể cả trong mùa nước nổi, mà còn là điều kiện thu hút khách du lịch tham quan An Phú. Tôi thầm nghĩ, ngay từ bây giờ, bà con nơi đây nên chuyển đổi sản xuất, như trồng rau màu, chăn nuôi và phát triển các nghề dịch vụ, tạo thêm nguồn thu nhập. Có như thế dân nghèo vùng biên từng bước hạn chế cách sống trông mong vào trời, vào nước như hiện nay./.

Hồ Trúc Điệp

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
  • Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
  • Thượng tôn pháp luật, xây dựng văn hóa giao thông
  • Thực phẩm Bích Chi (BCF) chốt quyền tạm ứng cổ tức tiền tỷ lệ 12%, lãi 9 tháng vượt 22% kế hoạch năm
  • Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
  • Họp mặt Câu lạc bộ Nữ lãnh đạo quản lý tỉnh Bình Dương
  • Tuấn Hưng bật mí cảm xúc đặc biệt trước vòng Đo ván The Voice 2019!
  • Việt Nam hành động với quyết tâm cao để thực hiện mục tiêu cam kết tại COP26
推荐内容
  • Apple Watch đời mới sẽ có mặt tròn?
  • Tài sản của giới nhà giàu Trung Quốc giảm mạnh trong năm nay
  • Tôn vinh 11 nông dân xuất sắc, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu
  • DIC Corp (DIG) dự kiến chào bán 100 triệu cổ phiếu
  • Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
  • Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản