【al khaleej – al taee】12 xuân chưa đón tết cùng gia đình
Sinh ra trong gia đình thuần nông ở xã Thiện Hưng,ưađoacutentếtcugravenggiađal khaleej – al taee huyện Bù Đốp, năm 18 tuổi, anh Điểu Mầm (SN1987) tình nguyện nhập ngũ. Với lý tưởng phục vụ lâu dài trong quân đội để góp phần bảo vệ Tổ quốc, anh Điểu Mầm đã quyết tâm hoàn thành Trung cấp Biên phòng 2 hệ cử tuyển. Dù được điều động ở đồn biên phòng nào trên địa bàn tỉnh, anh cũng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, những ngày lễ, tết vẫn bám trụ trên biên giới để cùng đồng đội giữ bình yên cho nhân dân.
Vui tết ở đơn vị “4 không”
Những ngày giáp tết Tân Sửu 2021, chúng tôi theo đoàn thiện nguyện về với Đồn biên phòng Đắc Nô. Đồn nằm gần cuối vùng lõi của Vườn quốc gia Bù Gia Mập. Do đó, chiếc xe khách 50 chỗ phải ì ạch luồn lách dưới những tán cây rừng, hay đám lồ ô sà ngang xuống đường hơn 2 tiếng đồng hồ từ ngã ba Lách mới vào đến đồn. Đoàn thiện nguyện còn ngỡ ngàng hơn khi trụ sở chính của Đồn biên phòng Đắc Nô vẫn chưa hoàn thiện. Cán bộ, chiến sĩ vẫn phải tá túc tại Trạm kiểm lâm số 8.
Anh Điểu Mầm chia sẻ với lãnh đạo UBMTTQVN thành phố Hồ Chí Minh về những nhiệm vụ kép tại chốt phòng chống dịch Covid-19
Trung tá Lê Xuân Hữu, Chính trị viên đồn chia sẻ: Mới đi vào hoạt động được 1 năm nên mọi thứ ở đây còn đang trong giai đoạn kiến thiết. Tuy nhiên, về cơ bản cũng đã có nhiều thay đổi và ổn định hơn so với những ngày đầu. Ngày ấy, đơn vị gần như “4 không” - không nhà ở, không điện lưới, không nước sinh hoạt và không sóng điện thoại. Cán bộ, chiến sĩ chủ yếu dùng đèn dầu, bình ắc-quy hay sắm thêm cái máy nổ. Nguồn nước sinh hoạt cũng vô cùng gian nan khi đào giếng khoan không có nước nên anh em phải tận dụng nước ở khe suối hay trữ nước mưa để ăn uống, tắm giặt. Sống cách xa trung tâm, len lỏi giữa rừng nên sóng điện thoại không có, điều đó khiến cán bộ, chiến sĩ gặp nhiều thiệt thòi về mặt tinh thần. Vào mùa mưa thì vắt, muỗi nhiều vô số kể. Đây còn là “rốn” của bệnh sốt rét. Mặc dù vậy, được làm bạn với thiên nhiên hoang dã, cán bộ, chiến sĩ biên phòng luôn đoàn kết, chắc tay súng giữ vững biên cương của Tổ quốc. Đặc biệt, thực hiện phòng chống dịch Covid-19, các cán bộ, chiến sĩ đều hoàn thành tốt nhiệm vụ kép.
Hơn 3 lần gặp gỡ, tôi đều bắt gặp Trung úy Điểu Mầm, một người con của đồng bào dân tộc S’tiêng ở xã Thiện Hưng, vẫn giữ nghiêm tác phong tại chốt phòng chống dịch Covid-19. Thuộc Đội vận động quần chúng, từ tháng 3-2020, anh được phân công làm nhiệm vụ tại chốt chặn Covid-19 của đồn, vừa phòng chống dịch vừa thực hiện nhiệm vụ kép tuần tra bảo vệ đường biên cột mốc, ngăn ngừa đối tượng xâm nhập biên giới trái phép.
Chia sẻ với chúng tôi về kế hoạch đón tết, Trung úy Điểu Mầm chia sẻ: Mặc dù nhà ở cách đơn vị mấy chục cây số, song 12 năm qua, tôi chưa một lần đón tết cùng gia đình. Tôi thường ở lại trực đơn vị để chia sẻ với các cán bộ, chiến sĩ có quê ngoài miền Bắc, miền Trung được về đoàn tụ với gia đình. Tuy nhiên, đón tết tại đơn vị cũng rất vui. Chúng tôi vẫn tự tay gói bánh chưng, bánh tét, không khí rất ấm áp. Không ánh đèn điện hay điện thoại, chúng tôi tự đốt lửa trại sum vầy trong tiếng hát hân hoan của đồng đội giữa rừng. Chúng tôi còn được tổ chức hái hoa dân chủ. Lãnh đạo cũng quan tâm chúc mừng, lì xì năm mới...
Hết dịch sẽ đoàn viên
Hơn 1 năm qua, mọi việc to nhỏ trong gia đình, Trung úy Điểu Mầm đều nhờ cậy hết vào hậu phương. Bởi do ảnh hưởng của dịch Covid-19, anh cùng đồng đội phải trực chiến 100% trên chốt. Trong thời điểm này, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nên việc đoàn viên bên gia đình vẫn phải tạm gác lại. Thượng úy Phạm Văn Khoa, Đội trưởng Đội vận động quần chúng Đồn biên phòng Đắc Nô chia sẻ: Ngày trước, chưa có sóng điện thoại, chưa điện, nước, chúng tôi nằm ngủ phải mắc võng hoặc dưới sàn đất, việc đón tết trên biên giới cảm thấy heo hút và cồn cào nỗi nhớ gia đình. Nhưng nay, có dòng điện năng lượng mặt trời nên chúng tôi có thể xem tivi nắm bắt thông tin chính trị trong nước, quốc tế cũng như nhiều chương trình giải trí hấp dẫn. Trạm sóng điện thoại cũng đã được gắn (dù còn chập chờn) nên việc liên hệ với người thân đã dễ dàng hơn. Do vậy, mùa xuân này chắc chắn sẽ vui hơn. Còn việc đoàn viên gia đình sẽ đợi ngày hết dịch!
Anh Điểu Mầm cũng tươi cười chia sẻ: Khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng chiến thắng. Và hết dịch, chúng tôi sẽ có nhiều thời gian để về đoàn viên với gia đình.
Những cơn gió chướng giao mùa giữa rừng già trên tuyến biên giới càng làm lòng người thêm xích lại để cùng sưởi ấm. Và chính tinh thần đoàn kết ấy đã kết tinh thành sức mạnh bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc và làm nên sự hùng vĩ, xanh tươi của rừng già biên giới Bình Phước hôm nay.
(责任编辑:La liga)
- ·Cách nhận biết iPhone có dùng SIM ghép hay không
- ·Quảng Ngãi: Lãnh đạo tỉnh dự khai giảng nhưng không đánh trống, phát biểu
- ·Bộ GD&ĐT yêu cầu in thêm sách giáo khoa, không để học sinh vùng lũ thiếu sách
- ·Ngày mai 7/9, học sinh Hà Nội nghỉ học tránh bão Yagi
- ·Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Học sinh, sinh viên sẽ tạo dựng khát vọng lớn
- ·Vị vua đầu tiên trong sử Việt xuất gia đi tu, nhường ngôi cho con gái là ai?
- ·Thêm nhiều trường đại học chuyển sang học online sau bão Yagi
- ·Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- ·Học sinh Hà Nội chưa đi học trở lại nếu trường không đủ an toàn sau bão Yagi
- ·Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
- ·Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam 2024 sinh năm 1992
- ·Nhiều địa phương tiếp tục cho học sinh nghỉ học sau bão Yagi
- ·Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam 2024 sinh năm 1992
- ·Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- ·Bỏ Amazon, về Việt Nam cạnh tranh với Google
- ·Hà Nội: Học sinh huyện Thanh Oai rộn ràng ngày hội khai trường
- ·Điểm mới trong đề thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội từ 2025
- ·Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- ·Bài toán hơn 7 thập kỷ vẫn khiến nhiều người tranh cãi