【kết quả bóng đá giao】Thừa Thiên Huế hướng tới mục tiêu trở thành Thành phố văn hóa ASEAN
Hội thảo có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị,ừaThiênHuếhướngtớimụctiêutrởthànhThànhphốvănhókết quả bóng đá giao Trưởng Ban Kinh tếTrung ương Nguyễn Văn Bình; đại diện các Bộ, ngành Trung ương; Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và đại diện lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cùng đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong nước và các doanh nghiệptrên địa bàn.
Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu nhấn mạnh, sau 10 năm thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, tỉnh có những thay đổi, bức tranh toàn cảnh có nhiều khởi sắc… Bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng còn một số bất cập, đó là: Tăng trưởng chưa có tính đột phá; nhất là chưa phát huy hiệu quả trong quản lý, khai thác các giá trị di sản.
Toàn cảnh Hội thảo |
Bí thư Lê Trường Lưu cho biết, Hội thảo lần này là dịp để các ban, bộ, ngành Trung ương và các chuyên gia, nhà khoa học có những nhận định rõ hơn về tình hình phát triển của Tỉnh sau 10 năm thực hiện Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị; từ đó, có những định hướng để giúp tỉnh phát triển trong giai đoạn mới.
Báo cáo tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, sau 10 năm thực hiện Kết luận 48-KL/TW và 5 năm thực hiện Thông báo 175-TB/TW, Thừa Thiên Huế đã dần xác lập được vị trí là đô thị “Di sản, văn hoá, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường”. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp theo đúng Kết luận 48-KL/TW. Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch đạt nhiều kết quả tích cực, đô thị Huế được công nhận là “thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “thành phố văn hóa ASEAN”, “thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “thành phố Xanh quốc gia”…
Để tiếp tục phát huy vai trò, vị thế của một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch, giáo dục đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ lớn của cả nước. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định mục tiêu và định hướng phát triển trong giai đoạn tới là trở thành thành phố di sản quốc gia theo hướng văn hoá, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh dựa trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; nhất là sự kết hợp hài hòa giữa di sản văn hóa, lịch sử đặc sắc, phong phú với cảnh quan tự nhiên và con người Huế.
Phấn đấu, giai đoạn (2021 - 2025), tăng trưởng GRDP đạt 7,5-8,5%; bình quân thu nhập người dân đạt 3.500 - 4.000 USD. Giai đoạn (2025 - 2030), tăng trưởng GRDP đạt 7- 8%; thu nhập bình quân đầu người đạt 5.500 - 6.000 USD. Đến năm 2045, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố Di sản, thành phố Festival; Trung tâm du lịch, văn hóa và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.
Theo Chủ tịch Phan Ngọc Thọ, để thực hiện được mục tiêu, định hướng nêu trên, đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn của cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và của cả nước. Nhất là, rất cần có cơ chế, chính sách đặc thù và sự hỗ trợ từ Trung ương để tỉnh Thừa Thiên Huế giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản; giữa phát triển nhanh và phát triển bền vững cũng như phát huy sự năng động, thông minh, sáng tạo và tự lực, tự cường của người dân Huế.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về nhiều vấn đề như: Những trụ cột phát triển của Thừa Thiên Huế trong thời gian tới, nội hàm của khái niệm thành phố di sản, mối quan hệ giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế, vai trò của Thừa Thiên Huế trong liên kết phát triển vùng.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình phát biểu tại Hội thảo |
Kết luận hội thảo, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, nhấn mạnh, qua thảo luận, cũng đã làm rõ nhiều vấn đề về khái niệm "Thành phố di sản quốc gia", nhất là đã phân tích và chỉ ra được những lợi thế so sánh vùng, khu vực và quốc tế của Thừa Thiên Huế để phát triển và trở thành "Thành phố di sản quốc gia" trên nền tảng văn hóa của Huế.
Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, người Huế rất "thông minh, khéo léo và tỉ mẩn", vì vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải phát huy lợi thế của con người Huế để phát triển mạnh trong các lĩnh vực giáo dục, y tế; nông nghiệp công nghệ cao, sạch, phục vụ cho du lịch; khoa học công nghệ, công nghệ điện tử viễn thông; thành phố thông minh; công nghiệp sạch thân thiện với môi trường.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, nhấn mạnh:“ Điều cốt lõi của xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành "Thành phố di sản quốc gia", là người dân Huế có đời sống khá giả, chất lượng cuộc sống được nâng lên, văn hóa cao có như vậy mới giữ gìn di sản văn hóa cho cả nước, cho thế giới. Đây chính là hiện thực hóa quan điểm của Đảng về phát triển "Văn hóa vừa là nền tảng, vừa là động lực phát triển".”
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024
- ·Thu hồi các sản phẩm xe Honda Civic, Honda CR
- ·Chứng chỉ quỹ ETF khởi đầu tích cực trên sàn KRX
- ·Bịt lỗ hổng về quản trị cho công ty đại chúng
- ·Soi kèo góc Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·Thị trường chứng khoán sắp có chỉ số phát triển bền vững
- ·Hoạt động kinh doanh của Khu vực Đồng tiền chung châu Âu sụt giảm mạnh trong tháng 7
- ·Giáo hội Phật giáo chia buồn về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
- ·Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- ·Prius Hybrid: Tiên phong trong công nghiệp “xe xanh”
- ·Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- ·Lãi suất cho vay thế chấp ở Mỹ tăng lên mức cao nhất trong hơn 20 năm
- ·Bàn giao ba xe SUV cho InterContinental Danang Sun Peninsula Resort
- ·Ngành Tài chính: Cải cách cần lấy sự hài lòng làm thước đo
- ·Siêu máy tính dự đoán Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Comfort giới thiệu công nghệ mới giúp hương thơm tự lan tỏa
- ·Mì lẩu nấm chua cay: Tinh túy ẩm thực Việt
- ·Chân dung sống động của văn nghệ sĩ Việt Nam qua tranh
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Thị trường chứng khoán cần thêm những “bò sữa” mới