【bóng đá trực tiếp liverpool】Chuyển đổi số nhìn từ thành công xây dựng chính quyền số ở Huế
Chuyển đổi số nhìn từ thành công xây dựng chính quyền số ở Huế
(Dân trí) - Trước đây, câu chuyện ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam chỉ dừng lại ở số hóa dữ liệu, nhưng nay, sử dụng các công nghệ hiện đại là bắt buộc, để dữ liệu tạo ra giá trị mới, khi đó mới là chuyển đổi số thành công.
Hệ thống camera giao thông ở Huế sẽ tự bắt hình ảnh các xe vi phạm luật giao thông và IOC (Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh) sẽ chuyển thông tin về cho công an xử lý. Các hình ảnh do người dân ghi nhận và phản ánh về IOC cũng sẽ được xử lý tương tự. Toàn bộ quy trình được lưu vết và bảo mật, không có can thiệp.
Gặp chỗ nào có quảng cáo về cho vay nặng lãi như dán cột điện, rải tờ rơi, người dân chụp ảnh rồi phản ánh qua Hue-S. Thành phố quyết tâm xử lý tận gốc các nhóm này ngay khi mới bắt đầu đến địa bàn.
Mỗi khi nhận được thông tin TP Huế xảy ra vấn đề tiêu cực về an ninh trật tự, an toàn giao thông…, ông Phan Thiên Định - Bí thư Thành ủy TP Huế - lại nhắc đến Hue-S như vậy trên trang Facebook, để cảnh báo người vi phạm về hệ thống camera giám sát của thành phố, hay kêu gọi người dân cung cấp thông tin về hành vi sai phạm qua Hue-S. Những vấn đề này sau đó đều được xử lý trong thời gian rất ngắn, ngay khi chính quyền có thông tin.
Đó chỉ là một số trong hàng nghìn vấn đề về trật tự đô thị mà Trung tâm Giám sát, Điều hành đô thị thông minh đã giúp chính quyền thành phố phát hiện và xử lý kịp thời. Sau nhiều năm triển khai đô thị thông minh với sự hỗ trợ của nhà cung cấp giải pháp Viettel Solutions (Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel), giờ đây, Huế đã trở thành một hình mẫu tiêu biểu cho chính quyền địa phương trên cả nước về chuyển đổi số.
Bài toán chuyển đổi số ở Huế, hay ở các doanh nghiệp và các tổ chức khác, theo ông Nguyễn Mạnh Hổ, Tổng giám đốc Viettel Solutions, đều có chung hai yếu tố bắt buộc phải có, là dữ liệu, và công nghệ để phân tích dữ liệu.
"Về dữ liệu, không thể nói về chuyển đổi số khi tất cả dữ liệu chỉ ở trên giấy, không có phần mềm để tạo lập, quản lý dữ liệu, và không thể nói về dữ liệu khi dữ liệu ở mỗi nơi một định dạng, không 'nói chuyện' được với nhau", ông Hổ chia sẻ.
Vì thế, nhiệm vụ đầu tiên cần làm khi chuyển đổi số, là xây dựng cơ sở dữ liệu, các phần mềm quản lý hình thành cơ sở dữ liệu. Nhiệm vụ thứ hai phải làm song song với nhiệm vụ thứ nhất, là phải cho các dữ liệu "nói chuyện" được với nhau thông qua môi trường mạng, tức là, cần xây dựng hạ tầng số, mà cụ thể là hạ tầng viễn thông băng rộng và hạ tầng điện toán đám mây (cloud).
"Một trong những xu hướng của xã hội là dùng các nền tảng, dịch vụ cloud, cho phép bất cứ khi nào có nhu cầu, chúng ta có thể nhanh chóng mở rộng, nâng cấp dễ dàng, với tài nguyên có thể là vô tận", ông Hổ nhấn mạnh.
Mặt khác, cloud cũng là công nghệ phù hợp, quan trọng và đặc biệt thiết yếu đối với hệ sinh thái thành phố thông minh nhờ việc cung cấp cơ sở hạ tầng số với khả năng lưu trữ dữ liệu gần như không giới hạn, hỗ trợ đa dạng các công nghệ IoT (Internet vạn vật), AI (trí tuệ nhân tạo), AR (thực tế ảo tăng cường), VR (thực tế ảo) và khả năng triển khai các hệ thống nhanh chóng.
Trước đây, câu chuyện ứng dụng công nghệ thông tin có thể tạm dừng đến bước số hóa này, tức là tất cả các phần mềm quản lý trong các lĩnh vực, hình thành dữ liệu và dùng dữ liệu đó để quản lý theo các quy trình, nghiệp vụ hiện có. Nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần của chuyển đổi số, điều kiện đủ là phải "bắt" dữ liệu đó mang lại giá trị mới, tức là dùng công nghệ để phân tích.
"Những công nghệ 4.0 như AI, IoT… giúp thay con người đào bới, phân tích dữ liệu nhiều chiều, từ đó các thuật toán tìm ra quy luật, xu thế, giúp cho trí tuệ nhân tạo có thể học từ dữ liệu để làm thay con người những công việc mà trước đây con người không thể làm được hoặc làm rất tốn công sức", Tổng giám đốc Viettel Solutions nhấn mạnh.
Quay trở lại ví dụ ở Huế, để giải quyết hàng nghìn vấn đề về an sinh xã hội, bước đầu, Viettel đã giúp Huế thu thập toàn bộ các nguồn dữ liệu trên địa bàn. Tất cả nguồn dữ liệu này đều được thu thập về trung tâm, sau đó, áp dụng các công nghệ như phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo để phân tích, giúp chính quyền đưa ra các hành động kịp thời để điều chỉnh.
"Ví dụ về giám sát giao thông, ở Huế, trước đó, chúng ta cũng lắp camera. Nhưng bây giờ làm thế nào để tự động phát hiện ra người vi phạm giao thông, vi phạm vượt đèn đỏ, lấn làn, xe quá khổ… nếu chỉ nhìn bằng mắt thì chắc chắn không làm được", ông Nguyễn Mạnh Hổ nói.
Tại Huế, Viettel Solutions đã dùng công nghệ trí tuệ nhân tạo, dựa trên dữ liệu hình ảnh từ camera đưa về, tự động xác định lỗi của chủ phương tiện, nhận diện đám đông, nhận diện những hành vi bất thường để giúp chính quyền đưa ra hành động điều chỉnh hoặc ngăn chặn kịp thời.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- ·Ông Nguyễn Mạnh Hùng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
- ·Việt Nam sẵn sàng cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37
- ·Đằng sau sự kết thúc của chiến tranh…
- ·Ngày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía Nam
- ·Giữ gìn một khu vực ASEAN hòa bình, ổn định, đoàn kết và thống nhất
- ·Người làng Phong Nha chào đón Hoa hậu Biển đảo Đinh Như Phương về quê
- ·Trường học xanh
- ·Tạm giữ nam thanh niên ở Quảng Trị nghi hiếp dâm bé gái 5 tuổi
- ·Destination Runway Fashion Week 2023
- ·Gương mẫu, trách nhiệm
- ·Three people given jail terms for subversive acts
- ·Trung Quốc lo làn sóng dịch Covid
- ·G20 hỗ trợ phân phối công bằng vắc
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·Bộ trưởng Kim Tiến đột xuất kiểm tra thực phẩm Tết
- ·Thủ tướng tiếp Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào
- ·Công bố 60 thiết kế trang phục văn hóa dân tộc của Miss Grand Vietnam 2023
- ·Gương mẫu, trách nhiệm
- ·Nghệ sĩ hào hứng làm MV “Sóng yêu”