【ty le bóng da】Nhiều bộ, ngành “phớt lờ” chuyển giao doanh nghiệp về SCIC
Tại hội thảo “Chuyển giao doanh nghiệp nhà nước về SCIC” do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 21/2, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM cho biết, từ năm 2013 đến nay có khoảng 234 doanh nghiêp nhà nước có thỏa thuận chuyển giao vốn về SCIC, tuy nhiên, hiện mới chỉ có khoảng 61 doanh nghiệp đã thỏa thuận được, còn hơn 173 doanh nghiệp vẫn chưa thống nhất được.
Theo CIEM, số vốn nhà nước tại 173 DN này vào khoảng 107 tỷ đồng, trong đó vốn tồn ở doanh nghiệp trực thuộc Bộ là 46,9 tỷ đồng, vốn của các doanh nghiệp trực thuộc tỉnh, địa phương là 60,2 tỷ đồng.
Trong đó có 32 doanh nghiệp trực thuộc các Bộ, ban ngành trung ương, nhiều nhất là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch với 10 doanh nghiệp, tiếp đến là Bộ Công Thương với 8 doanh nghiệp, Bộ Giao thông - Vận tải với 5 doanh nghiệp Bộ NN&PTNT với 5 doanh nghiệp và Bộ Y tế với 4 doanh nghiệp.
Nguyên nhân của tình trạng này, theo ông Hiếu là do nhiều địa phương, bộ ngành muốn giữ lại doanh nghiệp để quản lý hoặc tiến hành bán vốn, hoặc chỉ chuyển giao những doanh nghiệp yếu kém cho SCIC. Trong khi đó, SCIC không muốn tiếp nhận những doanh nghiệp khó khăn.
"Nhiều địa phương có quan điểm không chuyển doanh nghiệp về SCIC bởi các doanh nghiệp này để phục vụ cho sự nghiệp phát triển của địa phương bất kể doanh nghiệp công ích hay DN kinh doanh", ông Hiếu nói thêm.
Bên cạnh đó, chế tài xử lý các cơ quan tổ chức có trách nhiệm chuyển giao, nghị định đã có, nhưng số lượng doanh nghiệp chưa chuyển giao thì cũng chưa rõ trách nhiệm và xử lý.
Điều đáng chú ý, khi ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM- người điều phối chương trình hội thảo mời đại biểu các bộ, ngành, địa phương tham gia phát biểu ý kiến thì có cơ quan vắng mặt. Trong 5 bộ còn doanh nghiệp cần chuyển giao, chỉ có ý kiến tham gia của Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, 3 bộ còn lại là NN&PTNT, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Y tế đều vắng mặt. Các địa phương cũng vậy.
Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Hồng Hiển, Phó TGĐ SCIC cho biết luỹ kế đến hết tháng 12/2016, cơ quan này đã tiếp nhận quyền đại diện sở hữu vốn Nhà nước tại hơn 1.000 doanh nghiệp, tổng vốn hoá là 9.900 tỷ đồng (theo giá thị trường là hơn 15.000 tỷ đồng), bằng 1% tổng vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, trong đó hơn 80% doanh nghiệp nhỏ, hoạt động kém hiệu quả.
Thời gian qua, dù Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có nhiều văn bản chỉ đạo nhưng nhiều bộ, ban ngành và địa phương triển khai việc chuyển vốn về SCIC rất chậm. Nhiều Bộ, ban ngành và địa phương chưa quan tâm đúng mức và chỉ đạo việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp cho SCIC.
Một số bộ, địa phương trì hoãn việc chuyển giao hoặc chỉ chuyển giao một số ít doanh nghiệp trên tổng số doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- ·Chủ thẻ VIB được giảm 50% khi mua Lego tại hệ thống My Kingdom
- ·Thaco đón đầu xu thế tất yếu cuộc cách mạng 4.0
- ·Hợp tác để vươn lên
- ·Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
- ·Chứng khoán Mỹ, châu Á đồng loạt tăng trong phiên 24/1
- ·Bộ Văn hóa xử lý nghiêm nghệ sĩ đăng clip phản cảm lên mạng
- ·Tiền mặt cạn kiệt, các công ty khởi nghiệp ở châu Âu dính vào giao dịch nợ phức tạp
- ·Honda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1
- ·6 tháng, thu hồi hơn 23,5 nghìn tỷ đồng nợ thuế
- ·85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- ·Lạm phát tại Đức xuống mốc 3,8%
- ·Ca tử vong 49 liên quan đến Covid
- ·Cuộc sống viên mãn ở tuổi 51 của NSƯT Linh Huệ
- ·25 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn
- ·Tri thức may, mặc áo dài Huế trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- ·Khơi thông nguồn lực đưa Hà Nội thành trung tâm đổi mới sáng tạo
- ·Triển lãm sách đặc biệt chào mừng Đại lễ Vu Lan
- ·Hé lộ 'bí quyết' mới giúp pin điện thoại bền hơn
- ·Thu hồi xe Mitsubishi Pajero Sport và Outlander Sport