【kqbd nhat ban】Định mức hàng hóa là tài sản di chuyển sẽ do Thủ tướng quyết định
Theo quy định tại Điều 53 Luật Hải quan hiện hành (2005): Tài sản di chuyển của cá nhân, gia đình, tổ chức phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
Từ những vướng mắc trong thực tiễn triển khai chính sách này, tại khoản 20, điều 4 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 quy định cụ thể hơn: “Tài sản di chuyển là đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc của cá nhân, gia đình, tổ chức được mang theo khi thôi cư trú, chấm dứt hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài”.
Thực tế, qua quá trình triển khai quy định tại Luật Hải quan hiện hành, Nghị định 154/2005/NĐ-CP, Luật Thuế XNK cũng như các quy định pháp luật liên quan khác… chưa có quy định rõ ràng cụ thể về chính sách mặt hàng, chính sách thuế đối với tài sản di chuyển nói chung dẫn đến việc triển khai thực hiện chưa được minh bạch rõ ràng và không thống nhất.
Cụ thể, về chính sách thuế, theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP thì tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong định mức quy định được miễn thuế.
Tuy nhiên thực tế hiện nay định mức đối với tài sản di chuyển mới chỉ được quy định cụ thể, rõ ràng cho các đối tượng sau: Đối tượng Ngoại giao (thực hiện theo Quyết định 53/2013/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 03/2007/TTLT-BCT-BNG-BTC); Đối tượng chuyên gia ODA (quyết định 119/2009/QĐ-TTg); Đối tượng người Việt Nam về nước làm việc theo lời mời của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Quyết định 210/1999/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-TCHQ-BNG). Cùng với đó là tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương (Thông tư số 128/2013/TT-BTC và Thông tư số 20/2014/TT-BTC)
Bên cạnh đó, về chính sách mặt hàng, tại khoản 2, Điều 2, Nghị định 187/2013/NĐ-CP (cũng như Nghị định số 12/2006/NĐ-CP trước đây) quy định: Hàng hóa là tài sản di chuyển, hàng hóa phục vụ nhu cầu của cá nhân có thân phận ngoại giao và hành lý cá nhân… thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (tức là không điều chỉnh bởi Nghị định 187/2013/NĐ-CP).
Do vậy, để đảm bảo cả về chính sách mặt hàng và chính sách thuế đối với tài sản di chuyển của các tổ chức, cá nhân, tại Nghị định mới Bộ Tài chính đề nghị xây dựng theo hướng: Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa là tài sản di chuyển thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, hàng hóa thuộc danh mục hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu có điều kiện được mang vào Việt Nam tùy từng thời kỳ.
Định mức hàng hóa là tài sản di chuyển miễn thuế thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với đó, việc xác định hàng hóa là tài sản di chuyển thực hiện theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật Hải quan và khoản 5 Điều 5 Luật Thuế XNK.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- ·Năm 2025, Tân Sơn Nhất chắc chắn sẽ vượt 50 triệu lượt khách
- ·Thêm niềm tin, nhà đầu tư dồn dập tăng vốn
- ·Giải Ngoại hạng Anh, Tottenham
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·TP.HCM xoay xở 500.000 tỷ đồng cho hạ tầng
- ·Dấu ấn “người khổng lồ” Hàn Quốc ở Việt Nam
- ·Tính toán mức doanh thu trung bình hàng năm trong hồ sơ mời thầu
- ·Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
- ·Hội thao Công ty Bimico:Kêu gọi người lao động nhắn tin ủng hộ người nghèo
- ·Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- ·Đấu thầu tại Dự án metro số 1 Hà Nội: Xóa cờ đánh lại
- ·Khởi công công trình cầu Phật Tích – Đại Đồng Thành, tổng mức đầu tư gần 1.927 tỷ đồng
- ·Điều chỉnh dự án tuyến đường bộ ven biển qua Hải Phòng và Thái Bình
- ·Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- ·HAGL cho B.Bình Dương mượn Đông Triều để đá AFC Cup
- ·Giải bóng đá chào mừng Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân
- ·Bộ Giao thông
- ·Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- ·Nhà đầu tư đề xuất bổ sung hàng trăm dự án điện mặt trời