【bang xep hang bong đa đuc】Lỗi chứng khoán, mong manh ranh giới hành chính
Mù mờ ranh giới
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự lần đầu tiên quy định 3 tội danh trong lĩnh vực chứng khoán gồm: cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán và thao túng giá chứng khoán.
Hơn 2 năm trôi qua kể từ khi Bộ luật này có hiệu lực, cơ quan quản lý vẫn loay hoay trong việc tìm ra ranh giới để phân định thế nào là vi phạm chịu xử lý hành chính hay hình sự. Trong khi đó, thị trường đang đòi hỏi sớm có hướng dẫn này, để đấu tranh có hiệu quả với các sai phạm nghiêm trọng đang diễn biến ngày một phức tạp, tinh vi.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Bộ Tư pháp đang chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn về xử lý vi phạm hình sự trên TTCK. Tuy nội dung sơ lược của dự thảo Thông tư đã định hình nhưng sau nhiều lần họp bàn giữa các thành viên Ban soạn thảo, vấn đề mấu chốt nhất là ranh giới phân định xử lý hành chính hay hình sự vẫn còn... chưa rõ ràng.
Theo một thành viên Ban soạn thảo, cái khó ở đây là ngoài lượng hóa được tính chất và mức độ của các hành vi vi phạm, thì việc xác định sai phạm đến mức nào thì xử lý hành chính, mức nào thì xử lý hình sự nhằm đảm bảo tính răn đe là không đơn giản. Chẳng hạn, một đối tượng có hành vi vi phạm gây thiệt hại cho người khác 1 tỷ đồng thì bị xử lý hình sự, vậy mức thiệt hại 998 - 999 triệu đồng có áp dụng biện pháp này không?
Một khó khăn khác là cần tính đến đặc thù sai phạm trên TTCK là thường có mức độ gây thiệt hại lớn về vật chất cho nhiều người, để đưa ra khung hình phạt thích đáng. Điều này không dễ đạt được, bởi theo nguyên tắc điều chỉnh của Bộ luật Hình sự thì một loạt tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có khung hình phạt không cao như mong muốn cần áp dụng đối với vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Chẳng hạn như tội đầu cơ: “Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hoá có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm”.
Nếu chiểu theo mặt bằng chế tài xử lý này mà áp dụng sang cho lĩnh vực chứng khoán, thì nhiều thành viên thị trường cho là quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Khi đó, mang tiếng là xử lý hình sự nhưng còn nhẹ hơn xử phạt hành chính?
Tuy nhiên, đại diện các cơ quan tư pháp không hoàn toàn chia sẻ lo ngại này, bởi đặc thù của xử lý hình sự là ngoài áp dụng hình phạt tù hoặc phạt tiền, thì đối tượng phạm tội còn bị thử thách nếu muốn được xóa án tích. Nghĩa là, với vi phạm hành chính, sau khi chấp hành hình phạt xong, đối tượng vi phạm không chịu các ràng buộc khác. Trong khi nếu bị xử lý hình sự, mà trong thời gian chưa xóa án tích, đối tượng phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, nếu tái phạm sẽ bị xử lý nặng hơn…
Cuối quý II sẽ có văn bản hướng dẫn
Một nguyên tắc quan trọng được các thành viên Ban soạn thảo thống nhất là cân nhắc tính đặc thù của các hành vi vi phạm trên TTCK, đồng thời vận dụng linh hoạt các chế tài xử lý theo hướng không phá vỡ nguyên tắc công bằng so với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khác được nêu trong Bộ luật Hình sự, để đưa ra chế tài xử lý các hành vi vi phạm hình sự trên TTCK phù hợp, đảm bảo tính răn đe.
Một thành viên Ban soạn thảo cho biết, để ranh giới phân định xử lý hành chính hay hình sự sớm định hình, dự kiến trong tháng 3 tới, Ban soạn thảo sẽ lấy ý kiến rộng rãi các thành viên thị trường thông qua tổ chức hội thảo. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của không chỉ các chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán, điều tra, truy tố, xét xử, mà còn từ các đối tượng chịu tác động khi Thông tư được thực thi như nhà đầu tư, DN niêm yết, CTCK..., Ban soạn thảo sẽ hoàn chỉnh Thông tư để kịp ban hành vào cuối quý II-2012 như kế hoạch.
Theo Hữu Hòe / Đầu tư chứng khoán
(责任编辑:Thể thao)
- ·Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
- ·Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam: Doanh nhân đóng vai trò nòng cốt
- ·Gửi tiền tiết kiệm ở tổ chức nào thì được hưởng bảo hiểm tiền gửi?
- ·Giá điện tăng 4,8% lên hơn 2.100 đồng/kWh từ 11/10: EVN lý giải gì?
- ·Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
- ·Đầu tuần sau, các cửa hàng SJC tại Đà Nẵng mở cửa trở lại?
- ·Giá vàng hôm nay 11/10: Tạm dứt chuỗi ngày đi xuống
- ·Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp ở Bắc Giang bị hoãn xuất cảnh vì nợ thuế
- ·Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tạo nên sự phát triển bùng nổ cho VinFast
- ·Đề xuất xây thêm đường băng, lùi thời gian hoàn thành sân bay Long Thành
- ·Thắng Thái Lan 3
- ·Chiều nay, giá xăng dầu trong nước có thể quay đầu tăng mạnh
- ·Thái Bình tiếp nhận 3 dự án tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng vào CCN Hưng Nhân
- ·Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh
- ·Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
- ·Cuộc đua 'ai lỗ nhiều nhất' của chuỗi cửa hàng tiện lợi nước ngoài ở Việt Nam
- ·Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp ở Bắc Giang bị hoãn xuất cảnh vì nợ thuế
- ·Gửi tiền tiết kiệm ở tổ chức nào thì được hưởng bảo hiểm tiền gửi?
- ·Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
- ·Mua bán đất bằng giấy viết tay, trường hợp nào được làm sổ đỏ?