【tỷ số ngoại hạng hôm nay】Hành trình nối dài tri thức
Nghị lực của người mẹ
Chị kể,ốidagraveitrithứtỷ số ngoại hạng hôm nay 19 tuổi, chị được gả vào một gia đình có tiếng có của ăn của để trong làng nhưng phận làm dâu như chị nói thua “sa” vào một nhà nông. Sống trong nhà chồng, chị phải chịu đựng khổ sở cả thể xác và tâm hồn. Không chỉ cật lực làm cả việc nhà lẫn việc đồng, người đàn ông chỉ mới hôm nào còn tha thiết bằng mọi cách để được ở bên chị đã để chị sớm tối quạnh hiu. Bên bờ ao, ngồi cạnh con chó của nhà chồng, chị từng tâm sự với nó rằng: “Tao chỉ hơn mày và cũng chỉ mày mới thấu hiểu nỗi khổ của tao”. Nước mắt chảy ra, rồi lại nuốt ngược vào đến lúc vợ chồng chị được ra ở riêng. Những tưởng không còn phụ thuộc cha mẹ thì chồng chuyên tâm làm ăn, nào ngờ vẫn cờ bạc, rượu chè, chì chiết vợ con đủ điều. Đỉnh điểm của mâu thuẫn là ngôi nhà đang ở chỉ một ngòi lửa, chồng chị đã cho vợ con thành không nhà. Uất ức, tủi cực, chị ẵm con gái 4 tuổi vào Nam. “Cứ thế mà đi thôi em. Không hình dung miền Nam như thế nào, vào đó làm gì để nuôi con. Lúc ấy chỉ nghĩ phải rời khỏi nơi này” - chị nói.
Cô giáo Lê Thị Tươi vẫn miệt mài với sự nghiệp “đưa đò” để bậc thang tri thức được nối mãi
Đặt chân vào đất Sông Bé năm 1995, chị lần tìm đến nhà bà con nương nhờ. Để mưu sinh, mẹ con chị nhận làm mọi việc ở rẫy điều, cao su. Mẹ cuốc đất thì con ngồi nghịch đất. Chị nghĩ nếu cứ làm thuê không biết bao giờ mới hết khổ. Vậy là ban ngày đi làm thuê, ban đêm chị mượn sách vở về học và quyết tâm ôn thi vào Trường cao đẳng Sư phạm Sông Bé. “Lúc đó con mới hơn 4 tuổi. Một tuần đi ôn và thi tại trường, phải đưa con theo. Mẹ con tá túc trong ký túc xá. Buổi sáng mẹ đi học thì gửi con ở quán nước mía trước cổng trường. Trưa về một hộp cơm hai mẹ con ăn chung” - chị bùi ngùi.
Sau một thời gian, chị nhận được giấy báo nhập học. Niềm vui vỡ òa, song mắt lại cay xè khi nhìn đứa con gái bé bỏng. Không thể tiếp tục mang con đi học rồi để vất vưởng ngoài đường, chị thắt lòng với quyết định gửi con về Hải Phòng nhờ ông bà nội nuôi dưỡng. 2 năm xa con, chị chỉ biết dồn tâm sức vào học. Đến khi tốt nghiệp xin được việc tại Trường tiểu học Thanh Bình, chị về Bắc đón con và lúc này chồng cũng theo vào Nam. Tưởng chừng sự xa cách trong hơn 3 năm là thử thách để vợ chồng tìm lại hạnh phúc. Nhưng khi có với nhau thêm 2 mặt con thì gia đình đổ vỡ. 20 năm chung sống, 3 mẹ con chị được chia 2 mảnh đất trơ trọi và 20 triệu đồng đưa dần trong nhiều năm. Một lần nữa để có nhà cho con ở chị phải cật lực lao động. Ngoài giờ lên lớp, chị làm đủ việc từ chăn nuôi đến nấu rượu, làm thuê. Vì lao động quá sức, chị đã bị cụp xương sống, không đi lại được. “Ngày tôi nhập viện mổ, 3 đứa con phải gửi vào chùa. Chồng ở gần đó nhưng không đoái hoài gì. Tôi hy vọng về ca mổ vì bác sĩ cho biết có 50% thành công. Và các con tôi không thể thiếu mẹ!” - chị nhớ lại.
Ca mổ thành công, sau 2 tháng chị trở về với các con ở nhà và những đứa con ở trường. Dù sức khỏe yếu nhưng tất cả hoạt động ở trường, các cuộc thi viết chữ đẹp, giáo viên chủ nhiệm giỏi, kể chuyện, lý luận chính trị... chị vẫn tiếp tục tham gia. “Đó là cách mình làm gương cho con. Phải nỗ lực hết mình trong mọi hoàn cảnh. Luôn luôn đặt ra một mục tiêu để phấn đấu và lạc quan về điều đó” - chị khẳng định. Sự nỗ lực của chị được đồng nghiệp, cấp trên ghi nhận, nhiều năm liền chị là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, giáo viên giỏi cấp huyện...
Trái ngọt
“Tôi đã kể cho các con nghe tất cả những việc trải qua mỗi ngày và các con cũng chia sẻ mọi chuyện. Tôi trở thành bạn của con, là nơi con chia sẻ những vui, buồn. Năm con gái đầu thi vào đại học, cháu nói: “Mẹ, con đi thi mà chẳng lo gì, vì có rớt mẹ cũng chẳng mắng!”. Mình chưa bao giờ tạo áp lực cho con” - chị tự hào. Khi chị quyết định ly hôn, con gái đầu Trần Thị Phương Hoa chuẩn bị vào đại học. “Cháu hiểu hết mọi chuyện trong gia đình. Thấy mẹ hay khóc vì những đòi hỏi vô cớ từ cha thì cháu lại khuyên tôi: Nếu mẹ thấy không thể chịu đựng được nữa thì giải thoát cho bản thân. Chúng con ủng hộ mẹ. Đừng vì chúng con mà phải chịu đựng thêm nữa” - chị kể.
Để tạo khí thế, động lực thi đua, mỗi năm mẹ con chị cùng đặt ra kế hoạch, ai có thành tích sẽ được khen thưởng. Các con đi học thì dựa vào kết quả cuối năm. Riêng chị thành tích là những đứa con trên trường vừa ngoan vừa giỏi. Ai cũng muốn mình là người xuất sắc nên Trần Thị Phương Hoa đã thi đậu đại học ngành Quản trị kinh doanh. Hiện nay, Phương Hoa đang làm việc cho một công ty nước ngoài với mức lương cơ bản 16 triệu đồng/tháng. Phương Hoa đi học là nhờ vốn vay học sinh, sinh viên và các suất học bổng tiếp bước đến trường. Con gái thứ hai của chị Trần Thu Uyên đang học năm thứ nhất Đại học Hàng hải, Khoa Kinh tế ngoại thương. Uyên từng đạt giải khuyến khích môn Ngữ văn cấp tỉnh năm học 2016-2017. Con gái út Trần Lê Huyền Thương đang học lớp 12 Trường THPT Nguyễn Huệ, thị xã Bình Long, đạt giải ba cấp tỉnh môn tiếng Anh.
“Các con sẽ không thấy bạn là tấm gương nếu chỉ ra điều kiện với con. Hãy chứng minh điều bạn dạy con là đúng khi bạn đã làm thật. Trong 3 đứa con của tôi, có đứa ôn hòa, đứa lại bướng bỉnh nên phương pháp cho mỗi cá tính khác nhau. Nhưng tôi nói và làm đi đôi thì con gái đầu cũng làm như mẹ, con gái thứ hai nhìn chị phải theo và em út cứ nền nếp ấy thực hiện” - chị chia sẻ bí quyết dạy con.
Nghị lực là sợi chỉ xuyên suốt trong ngôi nhà đơn sơ nhưng đầy tri thức của 4 mẹ con cô giáo Lê Thị Tươi, Trường tiểu học Thanh Bình. Với chị, những bậc thang tri thức vẫn tiếp tục được nối dài, không chỉ với lớp lớp các con ở trường, mà với cả 3 người con ở nhà. Đó là Phương Hoa không ngừng học thêm ngoại ngữ, Thu Uyên “săn” học bổng của trường, Huyền Thương tự trang trải chi tiêu cá nhân bằng cách nhận dạy kèm tiếng Anh cho các em nhỏ trong xóm...
Hồng Cúc
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- ·Xe buýt vượt ẩu, húc văng xe máy dưới cầu vượt ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Bộ trưởng Quốc phòng tặng cờ Tổ quốc cho con gái chiến sĩ Việt Nam trên đất Nga
- ·Chỉ mất 10 phút để người dân làm thủ tục đăng ký xe, bấm biển số trên VNeID
- ·Nga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS trong năm 2025
- ·Xét xử hai cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm và hơn 250 người
- ·Suốt 1 giờ giải cứu nạn nhân vụ sạt lở đất ở Vĩnh Phúc, 1 người tử vong
- ·Lái ô tô ngược chiều trên quốc lộ 1, người đàn ông bị tước giấy phép lái xe
- ·Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- ·Sẽ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- ·Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
- ·Đồng Nai: Cháy nhà xưởng 500m2 gần khu dân cư, nhiều tài sản bị thiêu rụi
- ·TPHCM: Hàng trăm trụ điện cản trở dự án mở rộng đường Tân Kỳ
- ·Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư cao tốc TPHCM
- ·Galaxy Tab S2 siêu mỏng nhẹ ra mắt ấn tượng tại Việt Nam
- ·Lái xe ô tô ngược chiều trên quốc lộ, người phụ nữ ở Bình Dương bị tước GPLX
- ·Bí thư Hải Phòng: Người dân mãn nguyện khi sống trong thành phố đi đầu cả nước
- ·Mưa gây ngập và sạt lở đất, Cục CSGT yêu cầu chủ động cấm đường khi có nguy hiểm
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·Thành phố ngập sâu sau 2 tiếng mưa lớn, Chủ tịch tỉnh Kiên Giang chỉ đạo khẩn