会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định myanmar】Quy định mới về tách thửa ở TP.HCM, tối thiểu 36!

【nhận định myanmar】Quy định mới về tách thửa ở TP.HCM, tối thiểu 36

时间:2025-01-11 06:26:06 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:270次
(VTC News) -

TheđịnhmớivềtáchthửaởTPHCMtốithiểnhận định myanmaro quy định mới của UBND TP.HCM, 13 quận thuộc khu vực 1, thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa phải đạt diện tích tối thiểu 36m².

Ngày 31/10, ông Bùi Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, ký ban hành quyết định quy định về điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho quyết định số 60/2017/QĐ-UBND (ngày 5/12/2017) của UBND TP quy định diện tích tối thiểu được tách thửa.

Theo quyết định này, TP.HCM phân chia các địa phương thành 3 khu vực. Khu vực 1 gồm: Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú; Khu vực 2 gồm: Quận 7, 12, Bình Tân, TP Thủ Đức, các thị trấn của huyện; Khu vực 3 gồm: Huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ ngoại trừ các thị trấn.

13 quận thuộc khu vực 1, thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa phải đạt diện tích tối thiểu 36m². (Ảnh minh họa)

13 quận thuộc khu vực 1, thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa phải đạt diện tích tối thiểu 36m². (Ảnh minh họa)

Đối với đất ở, UBND TP.HCM quy định điều kiện tách thửa đối với khu vực 1 là thửa đất hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa có diện tích tối thiểu 36m2, chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất không dưới 3m.

Khu vực 2 là thửa đất hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa có diện tích tối thiểu 50m2, chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất không dưới 4m.

Khu vực 2 là thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa có diện tích tối thiểu 80m2, chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất không dưới 5m.

Đối với đất nông nghiệp, diện tích tách thửa tối thiểu là 500m2 đối với đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp khác; 1000m2 đối với đối với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất chăn nuôi tập trung.

Đối tượng áp dụng đối với quy định này là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, có quyền và nghĩa vụ liên quan đến thực hiện thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục về tách thửa đất, hợp thửa đất theo quy định của pháp luật.

Quy định về điều kiện tách thửa nói trên sẽ không áp dụng đối với trường hợp bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; đất hiến tặng cho Nhà nước, đất tặng cho hộ gia đình, cá nhân để xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết; tách, hợp thửa đất để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, nhà ở; đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thửa đất hoặc một phần thửa đất đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp đã quá 3 năm kể từ thời điểm có quyết định thu hồi đất mà không thực hiện.

Cách đây 10 ngày (21/10), UBND TP.HCM cũng ban hành Quyết định số 83/2024 về quy định việc xác định các khu vực chủ đầu tư dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho tổ chức, cá nhân tự xây dựng nhà ở trên địa bàn TP.

Quyết định ghi rõ, chủ đầu tư dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên toàn địa bàn TP.HCM không được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án cho tổ chức, cá nhân tự xây dựng nhà ở.

Ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 của quyết định này là chủ đầu tư có mục tiêu tái định cư bằng nền đất tại khu vực xã, thị trấn, huyện của TP.HCM, đảm bảo các điều kiện theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024.

Như vậy, quyết định đã quy định các chủ đầu tư dự án trên toàn địa bàn TP.HCM không được phép phân lô bán nền, kể cả 5 huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi và Cần Giờ.

Chủ đầu tư phải xây dựng hoàn chỉnh nhà ở, sau đó mới chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất cho cá nhân hoặc tổ chức theo quy định.

Trước đây, theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014, chủ đầu tư có thể phân lô bán nền tại các khu vực không nằm trong địa bàn các phường của các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I trực thuộc trung ương. Đồng nghĩa đất đai tại các huyện, xã (đất nông thôn) thuộc 5 huyện ven TP HCM, được phép phân lô bán nền.

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, việc cấm phân lô, bán nền ở 5 huyện ven TP nhằm thống nhất công tác quản lý, tránh tình trạng người dân tự xây dựng sai phép, không đảm bảo quy chế quản lý kiến trúc, cũng như tránh phân biệt giữa các dự án nhà ở thương mại trên toàn địa bàn.

Thy Huệ

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
  • Bí thư Thành ủy TPHCM chọn một từ chia sẻ với cộng đồng khởi nghiệp
  • Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Viettel đạt mức cao nhất trong các năm
  • Sự cố tấn công ransomware vào hệ thống VNDIRECT đã được khắc phục nhanh
  • SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng
  • Google sẽ tính phí tính năng tìm kiếm hỗ trợ bởi AI
  • Thoái vốn tại 6 doanh nghiệp thu về gần 330 tỷ đồng trong 5 tháng 2024
  • Loạt iPhone 16 mô hình lộ diện
推荐内容
  • Ngập cao tốc Phan Thiết
  • Trung Quốc lo ngại tụt hậu so với Mỹ về công nghệ AI
  • Infographics: Việt Nam nhập khẩu 160.729 ô tô nguyên chiếc các loại trong 11 tháng năm 2024
  • Hiểu sao cho đúng việc chặn điện thoại 2G “cục gạch” từ 1/3?
  • Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?
  • Ông Trump bất ngờ 'quay xe' ủng hộ TikTok