【bóng da.wap】Không dồn hết lên “vai” ngân sách
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian tới phải có lộ trình thu hút nguồn lực đầu tư vào các lĩnh vực này, không chỉ dựa mãi vào “bầu sữa” ngân sách.
Tăng chi liệu có tăng hiệu quả?
Những năm gần đây, tốc độ tăng chi cho một số lĩnh vực như giáo dục, y tế cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng chi bình quân. Theo đó, tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục và y tế lên mức 19% và 9,5% tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN). Trong khi, chi tiêu trong lĩnh vực giao thông và nông nghiệp ở mức 11% và 6%.
Con số chi tiêu công cho giáo dục vừa được công bố trong Báo cáo chi tiêu công Việt Nam cho thấy đã tăng nhanh trong vòng 10 năm qua, lên mức tương đương với các quốc gia láng giềng giàu có hơn. Chi tiêu công tăng từ 3,3% GDP và 15,1% tổng chi NSNN năm 2000 lên đến lần lượt là 5,9% và 20% vào năm 2012. Chỉ tiêu 20% tổng chi NSNN cho giáo dục đã hoàn thành theo quyết định của Chính phủ là nỗ lực lớn trong bối cảnh ngân sách còn nhiều khó khăn.
Câu hỏi đặt ra là Chính phủ nỗ lực đáp ứng chỉ tiêu chi cho giáo dục, nhưng đã đạt hiệu quả thực sự hay chưa? Trong một cuộc họp gần đây của Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng, tỷ lệ 80% ngân sách chi cho giáo dục dùng để trả lương, số còn lại chi cho hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng giáo trình là không hợp lý và cần cơ cấu lại.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, tỷ lệ hoàn vốn giáo dục ở Việt Nam còn thấp, đặc biệt ở cấp giáo dục đại học. Trong khi đó, cơ chế phân bổ tài chính cho giáo dục cũng “có vấn đề”. Hiện nay cơ chế phân bổ tài chính cho giáo dục được phân cấp mạnh theo chiều dọc cho các địa phương và theo chiều ngang cho các bộ, ngành, nhưng chưa có một cơ chế giám sát hiệu quả ở cấp trung ương là một bất cập. Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) lập kế hoạch ngân sách hàng năm cho toàn bộ ngành Giáo dục, nhưng chỉ quản lý 5% tổng ngân sách cho giáo dục; phần còn lại 95% do các địa phương quản lý (90%) và các bộ, ngành khác quản lý (5%). Cơ chế như vậy, nên Bộ GD&ĐT hầu như không có tác động gì tới chi tiêu ngân sách ở cấp địa phương. Chính vì thế, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã từng than rằng, ông cũng chưa nắm một cách đầy đủ con số 20% tổng chi ngân sách cho giáo dục này được phân bổ như thế nào.
Tương tự, nguồn tài chính dành cho y tế cũng được cải thiện nhiều thời gian qua. Chi cho y tế của Chính phủ tăng mạnh, với mức tăng gần gấp đôi từ 40 nghìn tỷ đồng năm 2009 lên 70 nghìn tỷ đồng trong năm 2012. Từ 2005 - 2012, tỷ lệ chi tăng từ 1,6% lên 2,6% GDP. Mức tổng chi toàn xã hội cho y tế tính bằng tỷ lệ trên GDP đã cao hơn hầu hết các quốc gia thu nhập thấp và trung bình ở khu vực Đông Á. Cùng với đó là cơ chế vững chắc hơn, đảm bảo độ bao phủ bảo hiểm y tế cho người nghèo. Nhà nước trả toàn bộ phí bảo hiểm cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi…
Mặc dù chi tiêu công cho y tế tăng lên, nhưng vẫn không thấm vào đâu, khi mức chi từ tiền túi của người dân vẫn chiếm đến một nửa khi ốm đau. Để cải cách, Nhà nước đã bắt đầu chuyển đổi phương thức cấp ngân sách từ việc cấp cho các cơ sở khám chữa bệnh theo đầu vào sang thanh toán theo đầu ra thông qua bảo hiểm y tế, nhưng triển khai còn chậm. Những năm tới, khi Việt Nam dần chuyển sang thời kỳ dân số già, thách thức này càng nặng nề hơn.
Khuyến khích tư nhân đầu tư
Để giảm gánh nặng tài chính của Nhà nước, thời gian qua chúng ta đã tích cực theo đuổi một loạt các chính sách liên quan, nhằm cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ, tăng thêm lựa chọn cho người dân. Gói cải cách trên cùng với từng bước tự chủ về tài chính đối với các trường học, bệnh viện sẽ là “một công đôi việc”, vừa giảm gánh nặng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, vừa khuyến khích khu vực tư nhân tham gia các dịch vụ xã hội thiết yếu, còn người dân được hưởng lợi khi chất lượng dịch vụ tăng lên.
Không đợi đến bây giờ, từ 10 năm trước, các trường ngoài công lập đã phát triển nhanh chóng. Trong giai đoạn 2009 - 2012, có 425 dự án trường ngoài công lập với tổng vốn đầu tư khoảng 21 nghìn tỷ đồng (chiếm 16% đầu tư công toàn ngành Giáo dục). Trong lĩnh vực y tế, giai đoạn 2009 - 2014 có 883 dự án liên doanh (80% ở cấp địa phương) với tổng vốn đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng (bằng 3% đầu tư công trong ngành). Ngoài ra, còn có 9 khoản vay trị giá 1,3 nghìn tỷ đồng, chủ yếu dành xây dựng các bệnh viện mới. Với mục đích nâng cao vai trò của khu vực tư nhân, Chính phủ đã đặt ra chỉ tiêu số giường bệnh do khu vực tư nhân cung cấp lên đến 20% vào năm 2020.
Mặc dù còn khiêm tốn so với nhu cầu và quy mô, nhưng đó là những con số đáng khích lệ khi khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào 2 lĩnh vực thiết yếu của đời sống dân sinh.
Nhằm khắc phục những bất cập hiện hành, Báo cáo chi tiêu công Việt Nam đã khuyến nghị cần phải sửa đổi các cơ chế phân bổ ngân sách ở các cấp học trong ngành Giáo dục. Theo đó, cần xây dựng hướng dẫn về phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho các địa phương, giúp các địa phương cải thiện hiệu quả và sự minh bạch trong từng cơ chế, đảm bảo tài chính cho các trường học ở từng địa phương. Đồng thời, xây dựng cơ chế phân bổ tài chính theo hướng cạnh tranh và dựa trên hiệu quả hoạt động, để các trường đại học nâng cao giá trị gia tăng cho hoạt động giáo dục, giảng dạy, đáp ứng yêu cầu xã hội. Đối với lĩnh vực y tế, Nghị định 43/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã cho phép các đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính. Các bệnh viện công lập hiện có thể huy động thu và giữ lại số thu. Tuy nhiên, đi kèm với tự chủ cần có cơ chế đảm bảo trách nhiệm giải trình về hiệu quả hoạt động.
Nguồn lực ngân sách luôn có hạn trong khi nhu cầu chi tiêu luôn cao, nên về cơ bản, trong thời gian tới phải thực hiện rốt ráo cơ chế tự chủ tài chính cũng như năng lực cho các trường học, bệnh viện, để y tế và giáo dục thực sự trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, nâng cao chất lượng của cả bên cung lẫn bên cầu.
Minh Anh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- ·Việt Nam wants Philippines to strictly handle flag vandalisation, protests China's island exercises
- ·Vice President hails working trip by President of Kyodo News
- ·Việt Nam wants Philippines to strictly handle flag vandalisation, protests China's island exercises
- ·Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- ·Substantial potential for Việt Nam, Canada to advance relations: ambassador
- ·PM Chính urges collaboration to overcome real estate difficulties
- ·NA chairman Huệ, Indonesian House speaker Maharani hold official talks
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·NA Standing Committee convenes 25th session, discussing water resource law
- ·Ray Tomlinson
- ·ASEAN's resilient spirit of solidarity, peace and development shines on
- ·Kazakh President’s Việt Nam visit hoped to lift bilateral ties to new height
- ·NA Chairman receives Iran
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Việt Nam’s GDP nearly doubles after decade of international integration
- ·NA's Standing Committee session focuses on supervision of socio
- ·Việt Nam urges prompt conclusion of negotiations for Code of Conduct in East Sea
- ·TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- ·President Võ Văn Thưởng meets foreign, Vietnamese scientists