【nhận định kèo úc】Thành công trong thực hiện Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020
Chiến lược mới mở ra cơ hội lớn cho khối tư nhân phát triển năng lượng | |
Kho bạc Nhà nước quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm | |
Kho bạc Nhà nước: Từng bước đột phá cải cách quản lý ngân quỹ nhà nước |
KBNN đã xây dựng và triển khai quy trình kiểm soát cam kết chi qua KBNN,ànhcôngtrongthựchiệnChiếnlượcpháttriểnKhobạcNhànướcđếnnănhận định kèo úc đảm bảo các khoản chi ngân sách nhà nước được thực hiện đúng thẩm quyền. Ảnh: Thùy Linh |
Quy trình thu chi chặt chẽ, hiệu quả
Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu: Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Từ đó, mục tiêu hướng tới là thực hiện tốt các chức năng: Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhà nước nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của nhà nước.
Trải qua 12 năm thực hiện các mục tiêu trên, bước sang năm 2020, các hoạt động KBNN cơ bản đã được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử. Đối với hoạt động quản lý quỹ ngân sách nhà nước - công tác xương sống của toàn ngành, KBNN đã triển khai thành công Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) giúp gắn kết các khâu của quy trình quản lý ngân sách nhà nước, đặc biệt là giữa khâu thực hiện với các khâu khác của quy trình quản lý; công tác kế toán ngân sách nhà nước được cải cách theo hướng chuyển từ kế toán tiền mặt sang kế toán tiền mặt điều chỉnh; đồng thời, hỗ trợ các bộ, ngành trong việc phân bổ ngân sách nhà nước.
Đặc biệt, trong công tác thu ngân sách nhà nước, KBNN đã phối hợp với cơ quan Thuế, Hải quan triển khai thành công Dự án “Hiện đại hóa quy trình thu nộp thuế giữa Thuế - Hải quan – KBNN”; Dự án tổ chức phối hợp thu NSNN giữa các cơ quan trong ngành Tài chính với các ngân hàng thương mại (NHTM)… Trên cơ sở đó, kết nối, trao đổi dữ liệu thu ngân sách nhà nước điện tử với các cơ quan liên quan, mở rộng mạng lưới tài khoản chuyên thu của KBNN tại NHTM và đa dạng hóa phương thức thanh toán trong thu nộp ngân sách nhà nước (Internet banking, ATM, thiết bị chấp nhận thẻ POS/EDC…).
Theo nhận định của KBNN, đến nay, các giao dịch thu nộp ngân sách nhà nước đã có thể được thực hiện tại bất kỳ địa điểm, thời gian nào, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, tập trung nhanh các nguồn thu và giảm thiểu đáng kể chi phí tổ chức thu ngân sách nhà nước. Từ 30 phút/giao dịch, thời gian thực hiện giao dịch thu nộp ngân sách nhà nước giảm còn 5 phút/giao dịch trong khi quy mô thu ngân sách nhà nước tăng gần bốn lần so với giai đoạn 2001 – 2010. Trong đó, gần 100% số thu được thực hiện qua ngân hàng, góp phần tích cực vào phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ.
Song song đó, trong công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước, KBNN đã xây dựng và triển khai quy trình kiểm soát cam kết chi qua KBNN, đảm bảo các khoản chi ngân sách nhà nước được thực hiện đúng thẩm quyền và trong phạm vi nguồn lực được phân bổ, góp phần nâng cao kỷ cương kỷ luật tài chính và ngăn chặn nợ đọng. Cơ chế, quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước được hoàn thiện theo hướng ngày càng đơn giản, rõ ràng, minh bạch; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị; từng bước chuyển từ kiểm soát trước, thanh toán sau sang thanh toán trước, kiểm soát sau. Kết quả là đã rút ngắn thời gian kiểm soát chi đầu tư từ 7 ngày xuống còn 1–3 ngày làm việc; bước đầu thực hiện kiểm soát chi theo rủi ro căn cứ vào giá trị của khoản chi; kiểm soát chi theo cơ chế khoán chi; thực hiện quy trình kiểm soát chi một cửa...
Bên cạnh đó, KBNN cũng đã xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN, góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính. Từ năm 2007 đến nay, KBNN đã phát hiện hàng chục nghìn khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định; số tiền KBNN từ chối thanh toán giai đoạn 2007 - 2019 là trên 3.500 tỷ đồng, tương ứng với gần 509.000 món tiền.
Quản lý ngân quỹ nhà nước an toàn, minh bạch
Một điểm sáng trong hoạt động của hệ thống KBNN trong suốt giai đoạn qua chính là công tác quản lý ngân quỹ và huy động vốn cho ngân sách nhà nước. KBNN đã xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động cải cách quản lý ngân quỹ theo hướng an toàn và hiệu quả. Trên cơ sở đó, tài khoản thanh toán tập trung của KBNN được hình thành, tập trung toàn bộ số dư ngân quỹ từ địa phương về Trung ương và gửi tại Ngân hàng Nhà nước, một mặt giúp cho việc điều hành thanh khoản quản lý ngân quỹ; mặt khác, hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định thị trường ngoại hối. Các công cụ dự báo luồng tiền, phương án điều hành quản lý ngân quỹ, các công cụ đầu tư, đi vay quản lý ngân quỹ (tạm ứng ngân quỹ, tiền gửi có kỳ hạn, mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ) cũng được KBNN xây dựng và triển khai. Trong đó, nguồn quản lý ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi được sử dụng để tạm ứng cho ngân sách trung ương khi nguồn thu có khó khăn, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ của các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn, đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đáng chú ý, đến nay, công tác huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ cũng được hiện đại hóa theo thông lệ quốc tế, công khai, minh bạch. Theo đó, việc phát hành trái phiếu Chính phủ được gắn kết chặt chẽ với tái cơ cấu danh mục nợ Chính phủ theo hướng bền vững, an toàn và giảm thiểu rủi ro đảo nợ của ngân sách nhà nước. Hiện khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ đã đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước; kỳ hạn bình quân danh mục nợ trái phiếu Chính phủ được kéo dài từ 1,84 năm vào năm 2011 lên mức 7,38 năm vào năm 2019. Lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ đã bám sát diễn biến thị trường và giảm dần (mặt bằng lãi suất đã giảm từ mức bình quân khoảng 10%/năm trong giai đoạn 2007-2011 còn 4,51%/năm vào năm 2019), giảm chi phí trả lãi cho ngân sách nhà nước; cơ cấu nhà đầu tư được cải thiện, giảm dần sự phụ thuộc vào các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, thị trường đã bước đầu có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài (năm 2019, tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trái phiếu Chính phủ chiếm 6,1% dư nợ). Nhìn chung, công tác quản lý ngân quỹ đã từng bước gắn kết với công tác quản lý ngân sách nhà nước và quản lý nợ, góp phần giảm thiểu chi phí vay nợ cho ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, KBNN đã phối hợp cùng với các chuyên gia của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới xây dựng các định hướng phát triển KBNN giai đoạn 2021 - 2030 với quan điểm: Kết hợp giữa kế thừa, đổi mới và phát triển; gắn hiện đại hóa, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin với đổi mới mô hình tổ chức; triển khai đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, từ cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ, hiện đại hóa công nghệ thông tin, kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực; lấy công nghệ thông tin là khâu đột phá để thúc đẩy cải cách, cơ chế chính sách là nền tảng, tạo động lực cho sự cải cách, hiện đại hóa. Việc cải cách, hiện đại hóa các hoạt động KBNN phải được đặt trong bối cảnh chung và phải phù hợp với các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước và Chiến lược phát triển ngành Tài chính giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến 2045. Theo đó, mục tiêu tổng quát đặt ra đối với KBNN trong giai đoạn tới là: “Xây dựng Kho bạc hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của KBNN trong hệ thống quản lý tài chính công với ba trụ cột phát triển chính: Nâng cao chất lượng dịch vụ kho bạc, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ; tổ chức bộ máy thống nhất theo mô hình kho bạc khu vực, hướng tới mô hình kho bạc hai cấp (cấp điều hành và cấp thực hiện); đến năm 2030, toàn bộ các hoạt động quản lý, quản trị, cung cấp dịch vụ của KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan để hướng tới hình thành kho bạc số”. Trong đó, Kho bạc số là KBNN được tổ chức và hoạt động nhằm tận dụng các ưu thế của dữ liệu số trong việc tối ưu hóa, chuyển đổi và tạo ra các dịch vụ để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của KBNN; đồng thời, tập trung vào cải cách, gắn kết chặt chẽ các dịch vụ công vào các tác vụ hằng ngày của công dân dựa trên nền tảng vạn vật kết nối và chia sẻ, khai thác dữ liệu để phục vụ người dân, doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng ngân sách, các cơ quan quản lý và các cấp chính quyền. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS trong năm 2025
- ·National Election Council convenes first session
- ·Việt Nam shows proactive, responsible chairmanship of ASEAN: opinions
- ·Chairman’s Statement of 36th ASEAN Summit
- ·Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
- ·PM urges completion of major highway
- ·Việt Nam calls int’l community to maintain humanitarian aid for Syria
- ·RoK Ambassador to Việt Nam proposes resuming people
- ·Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- ·VN hosts top auditors meeting online
- ·Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- ·VN, Canada hold deputy foreign ministerial
- ·VN hosts top auditors meeting online
- ·Việt Nam stresses co
- ·Nhanh chóng giải phóng bộ nhớ iPhone trong vài phút
- ·Việt Nam reiterates consistent support for 2015 Iran nuclear deal
- ·Việt Nam joins UNSC open debate on peace operation, human rights
- ·Việt Nam gifts face masks to UK, Ireland
- ·Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- ·Lao leaders pleased with progress, quality of Vietnamese