【tỉ le keo bong da hom nay】Nam thanh niên nấm mọc toàn thân vì tự điều trị mẩn ngứa
Nam thanh niên nấm mọc toàn thân vì tự điều trị mẩn ngứa
(Dân trí) - Nam thanh niên 17 tuổi đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám trong tình trạng xuất hiện mảng đỏ toàn thân, ngứa. Bác sĩ phát hiện bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân kéo dài do tự ý sử dụng thuốc.
Ngày 8/11, bác sĩ chuyên khoa II Quách Thị Hà Giang, Khoa điều trị bệnh da nam giới, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, bệnh nhân bị tình trạng ngứa, xuất hiện nhiều mảng đỏ toàn thân suốt 2 năm nay.
Đầu tiên, bệnh nhân có các mảng đỏ hình tròn, ngứa chỉ xuất hiện ở tay 2 bên. Bệnh nhân đi khám nhiều lần ở bệnh viện tuyến huyện, điều trị thuốc bôi, uống, tổn thương có đỡ nhưng tái phát từng đợt.
Một năm qua, bệnh nhân không đi khám mà tự điều trị bằng các loại thuốc bôi mua trên mạng không rõ nhãn mác, thành phần. Dần dần, tổn thương lan rộng toàn thân, bệnh nhân ngứa đến mất ăn, mất ngủ mới đến viện khám.
Bác sĩ chuyên khoa I Dương Thị Thúy Quỳnh, Khoa điều trị bệnh da nam giới cho biết, khi khám lâm sàng, bệnh nhân xuất hiện các mảng đỏ hình tròn, hình đa cung ở thân mình, tay, chân, có vảy da, xu hướng lành giữa và lan rộng ra xung quanh; có sẩn đỏ, mụn mủ vùng ngực, lưng; bệnh nhân ngứa nhiều tại vùng tổn thương.
"Kết quả soi tươi tìm sợi nấm phát hiện các sợi nấm chia đốt trên nền tế bào sừng. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhiễm nấm da toàn thân, chỉ định điều trị với Itraconazole 200mg/ngày, thuốc bôi nấm tại chỗ", bác sĩ Quỳnh cho biết.
Chỉ sau 5 ngày điều trị, tổn thương da cải thiện, bệnh nhân ra viện tiếp tục điều trị theo đơn tại nhà và hướng dẫn chế độ sinh hoạt, vệ sinh phù hợp để hạn chế tái phát.
Theo bác sĩ Quỳnh, bệnh da do nấm sợi (dermatophytes) là tình trạng nhiễm nấm nông ngoài da, bao gồm nấm thân, nấm mặt, nấm bẹn, nấm bàn tay, nấm bàn chân.
Nhiễm nấm sợi gây các tổn thương cơ bản là dát, mảng đỏ hình tròn hay hình đa cung, có vảy da, xu hướng lành giữa, lan rộng ra xung quanh và ngứa nhiều. Bệnh đáp ứng tốt với điều trị, nhưng thường hay tái phát và có thể cần điều trị dự phòng lâu dài.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm nấm sợi, như liên quan đến nuôi hoặc tiếp xúc với động vật; thể trạng béo và ra nhiều mồ hôi; sử dụng xà phòng có chứa alkaline; thường xuyên đi giày, sử dụng bồn tắm hoặc bể bơi công cộng...
Sau khi được chẩn bệnh, bác sĩ chỉ định thuốc bôi, uống đơn thuần hoặc kết hợp tùy theo mức độ bệnh. Bệnh nấm đáp ứng với điều trị khá tốt trong vòng 1-2 tuần điều trị.
Việc sử dụng thuốc điều trị không đúng cách có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và cần thời gian điều trị kéo dài hơn. Như bệnh nhân này, thay vì điều trị 5 ngày đã cải thiện, đã mất cả năm bôi đủ thứ thuốc, khiến nấm lan rộng.
PGS.TS Lê Hữu Doanh, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, nhiều người dân vẫn có thói quen tự điều trị khi có bệnh lý ngoài da. Có những bệnh trở nên rất nghiêm trọng, từ nấm, vảy nến, viêm da tiếp xúc... do tự điều trị.
Vào ngày 21 - 23/11 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ diễn ra Hội nghị Da liễu Đông Dương, với sự tham gia của 1.400 đại biểu quốc tế và trong nước.
Các ca bệnh khó, xu hướng bệnh, kinh nghiệm điều trị, ứng dụng công nghệ cao... cũng được các chuyên gia chia sẻ tại hội nghị này.
Tại hội nghị, có hơn 100 báo cáo chuyên môn được thảo luận, trong đó, có gần 30 báo cáo quốc tế là các chuyên gia da liễu đến từ các quốc gia trên thế giới và khu vực như: Mỹ, Ý, Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Đài Loan, Campuchia và Lào…
(责任编辑:La liga)
- ·Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- ·Four Points by Sheraton Đà Nẵng đạt chuẩn 5 sao
- ·Phoenix Legend – nét độc bản trong cuộc đua bất động sản nghỉ dưỡng hạng sang tại Hạ Long
- ·Bất động sản Hà Nội: Nhà đầu tư chờ đợi “vua sinh lời”
- ·Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
- ·Phước Lý Garden Shophouse: Khu thương mại tập trung kiểu mẫu đầu tiên tại Cần Giuộc
- ·TP.HCM: Vi phạm về hoạt động xây dựng tăng mạnh trong Quý I/2019
- ·Tâm điểm nhà ở đang được thu hút tại Hà Đông
- ·Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
- ·Việt Nam sẽ nhận 8,4 triệu liều vaccine COVID
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Khu giải trí đẳng cấp trong Khu đô thị Phú Cường Kiên Giang
- ·Chích xơ dị dạng tĩnh mạch
- ·Khẩn trương xử lý tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế và nhân lực y tế
- ·Nhận định, soi kèo Atromitos vs Asteras Tripolis, 00h30 ngày 6/1: Trên đà hưng phấn
- ·VinCity Sportia hưởng lợi từ quy hoạch giao thông đô thị tầm nhìn 2030
- ·Hà Nội yêu cầu xem xét thu hồi gần 400 dự án để đất hoang hóa
- ·Giải mã khan hiếm căn hộ trung tâm nội đô Hà Nội
- ·Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- ·Dịch bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp: Người dân không được lơ là, chủ quan