【kết quả bóng đá câu lạc bộ châu âu】Tín hiệu thuận cho việc đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Phù Cát
UBND tỉnh Bình Định cho rằng việc nâng cấp hạ tầng sân bay Phù Cát để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân là rất cần thiết. |
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có báo cáo gửi lãnh đạo Chính phủ về một số nội dung đề nghị của UBND tỉnh Bình Định về việc đầu tưxây dựng mở rộng Cảng hàng không Phù Cát.
TheínhiệuthuậnchoviệcđầutưxâydựngmởrộngCảnghàngkhôngPhùCákết quả bóng đá câu lạc bộ châu âuo đó, Bộ GTVT khẳng định sự cần thiết phải sớm xây dựng đường cất hạ cánh số 2 của Cảng hàng không Phù Cát.
Trong bối cảnh Bộ GTVT và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV chưa thể cân đối vốn để đầu tư trong giai đoạn 2021- 2025, thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, Bộ GTVT ủng hộ việc giao UBND tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình khác thuộc khu bay.
Trong thời gian chờ chính sách đặc thù cho phép sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư kết cấu hạ tầng Cảng hàng không, Bộ GTVT kiến nghị lãnh đạo Chính phủ cho phép UBND tỉnh Bình Định nghiên cứu, triển khai trước các thủ tục chuẩn bị đầu tư và các thủ tục cần thiết khác để triển khai công tác giải phóng mặt bằng theo quy hoạch bằng nguồn vốn của địa phương.
Trong quá trình chuẩn bị, UBND tỉnh Bình Định phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của quân đội về vấn đề đất đai, xử lý dioxin tại khu vực này (nếu có).
Bộ GTVT cũng đề xuất giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chínhnghiên cứu, cân đối các nguồn vốn, sớm tham mưu Chính phủ bố trí khoảng 1.500 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho UBND tỉnh Bình Định để hỗ trợ thực hiện dự ánnày. Giao Bộ GTVT, Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ UBND tỉnh Bình Định tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình chuẩn bị, triển khai dự án.
Trước đó, UBND tỉnh Bình Định đã có tờ trình đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án triển khai đầu tư Cảng hàng không Phù Cát.
Các hạng mục dự kiến triển khai gồm xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình khác thuộc khu bay; xây dựng di chuyển các công trình quân sự để bàn giao đất phục vụ xây dựng mở rộng khu hàng không dân dụng; xây dựng khu hàng không dân dụng.
Trong đó, giai đoạn trước mắt, cho phép triển khai đầu tư ngay hạng mục xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình khác thuộc khu bay, với tổng mức đầu tư khoảng 3.013 tỷ đồng (giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 1.008 tỷ đồng), nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
UBND tỉnh Bình Định kiến nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù giao UBND tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình khác thuộc khu bay từ nguồn vốn ngân sách do tỉnh quản lý (bao gồm nguồn vốn Trung ương hỗ trợ khoảng 1.500 tỷ đồng).
Theo Bộ GTVT, phương án triển khai đầu tư do UBND tỉnh Bình Định đề xuất phù hợp với Quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát được Bộ GTVT phê duyệt. Việc triển khai thành 3 dự án cũng phù hợp với tính chất và lộ trình cần thiết đầu tư của các công trình này.
Sân bay Phù Cát được xây dựng từ những năm 1960 - 1970. Năm 1975, khi đất nước thống nhất, sân bay Phù Cát được sử dụng là căn cứ của Không quân Việt Nam.
Sân bay Phù Cát nằm trên địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; là căn cứ quân sự quan trọng trong hệ thống phòng thủ bảo vệ Tổ quốc nên tại đây có hoạt động quân sự thường xuyên và phần lớn đất đai do Bộ Quốc phòng quản lý.
Năm 1985, sân bay Phù Cát bắt đầu khai thác hoạt động hàng không dân dụng và trở thành Cảng hàng không Phù Cát. Cảng hàng không Phù Cát có 1 đường cất hạ cánh bằng bê tông xi măng, hiện nay là tài sản thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
Sau khoảng 60 năm sử dụng (vượt gần 3 lần tuổi thọ thiết kế), hiện nay hầu hết các tấm bê tông đã bị nứt, nguy cơ phát sinh mảnh vỡ gây mất an toàn khai thác; đồng thời sức chịu tải thấp dẫn đến chỉ đảm bảo khai thác giảm tải các loại tàu bay như A320/321 và tương đương.
Với tình trạng nêu trên, rất cần thiết phải thực hiện sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh này. Tuy nhiên, do đây là đường cất hạ cánh bằng bê tông xi măng nên để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp phải đóng cửa Cảng hàng không trong thời gian khá dài (không dưới 6 tháng).
Việc đóng cửa Cảng hàng không Phù Cát sẽ không đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị quân đội, đồng thời ảnh hưởng lớn đến du lịch và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định.
Do đó, khi lập Quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát Cát thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ GTVT đã thống nhất với Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Bình Định nghiên cứu quy hoạch đường cất hạ cánh số 2 cho Cảng hàng không Phù Cát để đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo khai thác hàng không dân dụng an toàn, hiệu quả.
(责任编辑:La liga)
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Xe tải chở xi măng bị lật vì... chân chống xe máy
- ·Từ cá độ đến lừa đảo
- ·Pháp tài trợ cho châu Phi 100.000 liều vaccine ngừa đậu mùa khỉ
- ·Siêu máy tính dự đoán Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·Treo cổ trên cành điều
- ·Trinh sát kể về vụ cướp trong lô cao su
- ·Những nhận định mới về thị trường dầu mỏ thế giới
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- ·Bắt đường dây làm giả sữa cho bà bầu, trẻ em
- ·Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- ·Bắt được tên trộm sau 15 phút
- ·Tức giận làm càn
- ·Hiệu quả từ mô hình “Tổ an ninh tự quản”
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Truy tố 11 con bạc nữ
- ·6 người trong một gia đình bị chết thảm
- ·Tổng thống Biden sẽ làm gì trong thời gian cuối ở Nhà Trắng
- ·Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
- ·2 vụ cướp ở xã Thành Tâm