【phạt góc hiệp 1 trận pháp】Bất ổn trong ngành ngân hàng ảnh hưởng tới tài chính ở châu Á
Ảnh minh họa |
Theo báo cáo, các điều kiện tài chính ở Đông Á mới nổi được cải thiện nhẹ từ cuối tháng 11 tới đầu tháng 3, trong bối cảnh rủi ro suy thoái và áp lực lạm phát giảm bớt. Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm các nền kinh tế thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc và Hàn Quốc.
Đáng chú ý, giai đoạn từ tháng 12/2022 tới tháng 1/2023, những điều kiện bất lợi về kinh tế giảm bớt và việc Trung Quốc mở cửa trở lại đã tạo đà tăng cho các thị trường vốn cổ phần, thu hẹp phí bảo hiểm rủi ro, củng cố các đồng tiền và thúc đẩy dòng vốn đầu tư gián tiếp vào khu vực.
Tuy nhiên, từ tháng 2 tới đầu tháng 3 năm nay, các điều kiện tài chính của khu vực bị suy yếu do sự không chắc chắn đối với chính sách tiền tệ của Mỹ và sự bất ổn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng của Mỹ và châu Âu.
Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB Albert Park nhận định, sự bất ổn gần đây trong hệ thống ngân hàng của Mỹ và châu Âu đã làm nổi bật tầm quan trọng của việc có đủ vùng đệm thanh khoản trong bối cảnh các điều kiện tài chính bị thắt chặt.
“Bảng cân đối kế toán của các công ty bị suy yếu khi giá trị tài sản giảm do lãi suất tăng. Căng thẳng thanh khoản có thể xảy ra khi các công ty không thể tái cấp vốn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách kịp thời” - chuyên gia kinh tế này chia sẻ.
Cũng theo báo cáo của ADB, tổng lượng trái phiếu bằng đồng nội tệ của khu vực tăng 1,2% so với quý trước, lên 23,2 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 12. Tổng lượng trái phiếu chính phủ đang lưu hành trong khu vực đạt 14,8 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2022, trong khi trái phiếu doanh nghiệp đạt 8,4 nghìn tỷ USD.
Lượng phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ quý IV/2022 trong khu vực giảm 6,7%, xuống còn 2,2 nghìn tỷ USD. Cả phân khúc trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp đều chứng kiến sự sụt giảm trong khối lượng phát hành so với quý cùng kỳ năm trước, do chính phủ đã hoàn thành phần lớn nhu cầu vay mượn trong quý III, và các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp tìm cách tránh chi phí vay đang gia tăng.
Tăng trưởng của thị trường trái phiếu bền vững trong khu vực ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3) đã chậm lại ở mức 36,7%, nhưng vẫn nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung của thị trường trái phiếu. Tổng lượng trái phiếu bền vững trong khu vực ASEAN+3 đạt 589,3 tỷ USD vào cuối năm 2022.
Tăng trưởng của thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam được đẩy nhanh, đạt 6,5% so với quý trước nhờ gia tăng phát hành trái phiếu kho bạc và trái phiếu có bảo lãnh chính phủ. Tính chung cả năm, thị trường đã tăng 19,6%, đạt 105,7 tỷ USD vào cuối tháng 12/2022. Tổng lượng trái phiếu chính phủ tăng 9,9%, lên 74,8 tỷ USD./.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- ·Nhà ở Mỹ của hai nam ca sĩ tên Trường có không gian sống khác biệt bất ngờ
- ·Bệnh viện An Sinh 5 sao 2000 tỷ đồng xây không phép ở Hà Nội
- ·‘Hạ chuẩn’ căn hộ xuống 25m2, người nghèo chơi sang mỗi người một căn hộ
- ·Truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Sunshine Group ra mắt bộ đôi BĐS nghỉ dưỡng công nghệ siêu sang
- ·Cận cảnh 5 công trình hạ tầng làm thay đổi diện mạo khu Đông Sài Gòn
- ·264 kg methamphetamine lỏng ngụy trang dưới dạng tương ớt
- ·Ðại tá từ du kích
- ·Nguy cơ Trung Đông chìm trong xung đột
- ·Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy
- ·Người phụ nữ biến mái nhà bỏ hoang thành ‘vườn địa đàng’
- ·Kỳ vọng Fed hạ lãi suất tạo thêm lực đẩy cho vàng đi lên
- ·Lãnh đạo hai nước Nga
- ·Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
- ·Ấn Độ đặt mục tiêu dẫn đầu thế giới về công nghệ Trí tuệ Nhân tạo
- ·Loạt sai phạm khi xác định giá đất tại dự án Khu dân cư – dịch vụ Giang Điền
- ·Bitexco Group tiên phong kiến tạo biểu tượng mới vùng Tây Bắc
- ·Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa
- ·Chung cư Carina lại liên tục báo cháy khiến cư dân hoang mang