【bxh vdqg phần lan】Giảm tỷ lệ, thời gian nông sản phải qua kiểm tra khi xuất sang Trung Quốc
Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên. |
Đó là yêu cầu tại nghị quyết về hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV,ảmtỷlệthờigiannôngsảnphảiquakiểmtrakhixuấtsangTrungQuốbxh vdqg phần lan vừa được thông qua sáng 24/3.
Hoạt động này diễn ra ngày 16/3 vừa qua, với các nhóm vấn đề thuộc hai lĩnh vực công thương, tài nguyên và môi trường.
Chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch
Ùn ứ nông sản tại cửa khẩu phía bắc, trách nhiệm và giải pháp khắc phục là một trong những vấn đề nóng khi Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên.
Tại nghị quyết này, Ủy ban Thường vụ yêu cầu tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại, có giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, nhất là các mặt hàng nông sản. Có chính sách đẩy nhanh việc chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch với lộ trình thực hiện cụ thể. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đàm phán các Nghị định thư với Trung Quốc để giảm tỷ lệ, thời gian nông sản Việt Nam phải qua kiểm tra khi xuất khẩu vào Trung Quốc.
Yêu cầu được nêu tại nghị quyết còn là thường xuyên cập nhật thông tin tình hình trong nước và quốc tế để người dân, doanh nghiệpchủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, tiến độ thu hoạch và điều tiết lượng hàng hóa vận chuyển lên các cửa khẩu.
Phối hợp với các địa phương và Hiệp hội ngành hàng trong công tác thông tin thị trường, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt, tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do FTA song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết để thúc đẩy xuất khẩu.
Chú trọng phát triển thị trường trong nước, vận động hệ thống phân phối tập đoàn bán lẻ, siêu thị đẩy mạnh thu mua, chế biến, tiêu thụ trong chuỗi cung ứng, chú trọng giới thiệu, phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.
Vẫn trong lĩnh vực công thương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu xây dựng các kịch bản, phương án cụ thể, rõ ràng và thực hiện quyết liệt để bảo đảm an toàn, an ninh năng lượng, bảo đảm cân đối cung cầu xăng, dầu trong mọi tình huống. Có giải pháp tổng thể, căn cơ, kịp thời giải quyết những vướng mắc của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn; làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các cam kết trong hợp đồng về đầu tưvà kinh doanh.
Nghị quyết cũng yêu cầu nghiên cứu mở rộng, nâng cao năng lực dự trữ quốc gia về xăng dầu; thực hiện công khai, minh bạch và có giải pháp tách bạch giữa dự trữ quốc gia và dự trữ lưu thông của các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối về xăng dầu.
Tiếp tục điều hành giá xăng, dầu, bám sát diễn biến giá thế giới, sử dụng hợp lý Quỹ Bình ổn giá xăng dầu phù hợp với diễn biến cung cầu xăng dầu, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của Nhân dân.
Kết hợp việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu với công cụ thuế và các công cụ khác để bình ổn thị trường; trường hợp giá xăng, dầu tăng cao, thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho người dân gặp khó khăn (như ngư dân, người nghèo, người có thu nhập thấp…).
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh xăng, dầu, rà soát điều chỉnh các loại thuế, phí và các yếu tố cấu thành giá cơ sở, các định mức hao hụt, định mức chi phí, định mức lợi nhuận… phù hợp với thực tế, đảm bảo công khai, minh bạch. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, các trường hợp đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý, trái quy định.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành thị trường xăng, dầu; làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong xã hội, góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng nói chung và xăng, dầu nói riêng.
Tập trung sửa đổi Luật Đất đai
Đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tiếp tục thực hiện tốt các nghị quyết của Quốc hội trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Tập trung xây dựng, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội dự ánLuật Đất đai (sửa đổi) và các luật có liên quan bảo đảm căn cứ chính trị, phù hợp với thực tiễn để thống nhất trong điều chỉnh các quan hệ về đất đai, tài sản gắn liền với đất, giao dịch quyền sử dụng đất, các quy định về hợp đồng khi mua bán, chuyển nhượng, hứa mua, hứa bán về đất đai, quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai.
Theo Nghị quyết, cần hoàn thiện chính sách điều tiết các nguồn thu từ đất, các quy định về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan khẩn trương rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản và các văn bản pháp luật có liên quan; nhất là các quy định liên quan đến đấu giáquyền sử dụng đất, điều kiện tham gia đấu giá, việc xác định giá khởi điểm, tỷ lệ tiền đặt trước, tiền đặt cọc khi tham gia đấu giá, thời hạn nộp tiền trúng đấu giá, việc xử lý khi cuộc đấu giá có dấu hiệu bất thường; có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý các trường hợp trúng thầu, trúng đấu giá nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các cam kết. Tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các chỉ tiêu sử dụng đất đã được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ đã phân bổ cho từng địa phương, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tỷ lệ che phủ rừng và đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Việc lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp phải gắn với năng lực thực hiện. Kiên quyết thu hồi đất của các nhà đầu tư hạ tầng không có năng lực, để chậm tiến độ nhằm sử dụng có hiệu quả đất khu công nghiệp để tạo môi trường đầu tư lành mạnh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nêu rõ yêu cầu khẩn trương hoàn thành quy hoạch tỉnh và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh 5 năm 2021-2025 trước 31 tháng 12 năm 2022. Công khai, minh bạch thông tin quy hoạch sử dụng đất.
Tăng cường phân công, phân cấp đi đôi với kiểm tra, kiểm soát, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý nhà nước về đất đai, nhất là trong khâu lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất, không để xảy ra tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm. Kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm tình trạng lãng phí đất đai, đất được giao, cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng, các hành vi gây ô nhiễm, làm hủy hoại đất, thoái hóa đất. Hoàn thiện hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về đất đai, nghị quyết quy định.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin
- ·SeABank dành 2.000 tỷ đồng vốn ưu đãi cho DNNVV
- ·Bắt tài xế xe ôm đâm bạn nhậu tử vong ở TP.HCM
- ·BIDV E@sylink: Cánh tay nối dài của các công ty chứng khoán
- ·Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- ·Nguyên nhân vụ cha sát hại con trai 6 tuổi và chém vợ bị thương ở Tuyên Quang
- ·Cựu quân nhân lừa chạy việc, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng
- ·Nam thanh niên bị đâm tử vong khi giải quyết mâu thuẫn giúp em gái
- ·Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
- ·Em vợ rủ anh rể đi đập kính hàng loạt ô tô để trộm tài sản
- ·Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
- ·Chứng chỉ tiền gửi: Công cụ tài chính hữu hiệu của nhà đầu tư
- ·Cô gái cấu kết cùng 3 gã đàn ông cưỡng đoạt tiền của bạn ở Hà Nội
- ·Khởi tố dì ruột dùng cán chổi sắt đánh cháu gái nhập viện
- ·VN meets right conditions to build international financial centre: PM
- ·Nhiều DN dệt may và da giày không tuyển đủ lao động
- ·Phát hành thẻ BIDV Manchester United
- ·‘Nữ quái’ nhét đầy valy USD âm phủ, liên tiếp lừa tiền đôi vợ chồng ở Hà Nội
- ·Việt Nam nhận thêm 4 khoản tài trợ nghiên cứu khoa học của Hoa Kỳ
- ·Bi kịch nữ sinh giết cha ruột ở Vũng Tàu, dựng hiện trường giả