会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【keo phap】Lập lại trật tự, kỷ cương trên không gian mạng!

【keo phap】Lập lại trật tự, kỷ cương trên không gian mạng

时间:2025-01-14 04:19:41 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:820次

BP - Ngày nay,n khkeo phap có thể khẳng định rằng, ngoài lương thực, thực phẩm, nước uống, không khí thì còn một thứ nữa mà cuộc sống của con người không thể thiếu, đó là internet. Bởi internet mang lại rất nhiều lợi ích to lớn, giúp con người được cập nhật thông tin tối ưu trên toàn cầu, dù chúng ta đang ở bất cứ nơi đâu. Hiểu một cách đơn giản, internet có những lợi ích: Là kho dự trữ rất nhiều thông tin đa ngành nghề trên thế giới, giúp con người có thể tra cứu và tìm kiếm thông tin khi cần; là nơi trung gian để hoạt động kinh doanh online phát triển thuận lợi...

Thực trạng sử dụng không gian mạng ở Việt Nam

Bên cạnh những lợi ích to lớn như đã nêu, internet cũng có nhiều tác hại và hệ lụy khó lường trong hiện tại và tương lai. Theo thống kê của cơ quan chức năng, tại Việt Nam hiện có gần 30 triệu người sử dụng internet (chiếm 1/3 số dân cả nước, cao hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới), với hơn 180 ngàn tên miền Việt Nam (.vn) được đăng ký, 115 triệu thuê bao điện thoại di động, 15 triệu thuê bao điện thoại cố định. Vì thế, công nghệ thông tin, viễn thông và không gian mạng đã trở thành một lĩnh vực, một mảnh đất màu mỡ để các đối tượng tập trung khai thác, sử dụng, trong đó có cả thực hiện hành vi phạm tội... Và hiện nay, tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn ra ở hầu hết lĩnh vực của đời sống xã hội.

Người dùng internet qua điện thoại, máy tính bảng, máy tính để bàn là thanh thiếu niên, trẻ em ngày nhiều và đáng báo động (ảnh minh họa) - Ảnh: K.B

Cụ thể, theo cơ quan chức năng cho biết, trên lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, năm 2015 và 2016 tiếp tục được coi là thời kỳ “báo động đỏ” của an ninh mạng Việt Nam, với rất nhiều vụ tấn công, phá hoại, lây nhiễm virus, phần mềm gián điệp, mã tin học độc hại... Hành vi phá hoại này nhằm vào hệ thống mạng của các cơ quan, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước với mức độ, tính chất ngày càng nghiêm trọng, làm rối loạn hoạt động của hệ thống và lộ, lọt thông tin. Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng thiết bị công nghệ cao đánh cắp thông tin, làm giả thẻ tín dụng để mua vé máy bay, hàng hóa ở nước ngoài chuyển về Việt Nam tiêu thụ tiếp tục gia tăng, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng tiền Việt Nam và hàng triệu USD cho nạn nhân. Các tổ chức tội phạm tại Việt Nam liên kết chặt chẽ với tổ chức tội phạm ở nước ngoài tạo thành những đường dây tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động tinh vi.

Chưa hết, tình hình lừa đảo trong lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán điện tử gia tăng dẫn đến tình trạng nhiều nước không chấp nhận giao dịch qua mạng có địa chỉ IP xuất phát từ Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hình ảnh của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử nói riêng và lĩnh vực kinh tế nói chung. Đặc biệt, sự xuất hiện của mạng xã hội như Facebook, Twitter, Zing... mang lại khả năng kết nối và chia sẻ thông tin giữa người sử dụng trên khắp thế giới, bất kể khoảng cách về địa lý. Tại Việt Nam hiện có khoảng 45 triệu tài khoản người dùng Facebook, trong đó có 42,5 triệu tài khoản truy cập từ thiết bị di động và số lượng người dùng Facebook có độ tuổi từ 18-34 chiếm 75%. Lợi dụng tình hình đó, nhiều đối tượng đã thực hiện hành vi phạm tội, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Sẽ lập lại trật tự, kỷ cương trên không gian mạng

Trước thực trạng đã nêu, Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì soạn thảo Luật An ninh mạng. Vừa qua, Bộ Công an đã công bố toàn văn dự thảo luật này để lấy ý kiến đóng góp của toàn dân. Ngay sau khi dự thảo luật được công bố đã nhận được sự đồng thuận cao của xã hội. Bởi dự thảo đã quy định rất cụ thể về những hành vi bị nghiêm cấm: Sử dụng không gian mạng chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược, khủng bố; gây thù hận, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo; kỳ thị giới tính, phân biệt chủng tộc; tuyên truyền, kích động bạo lực, gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; đăng tải thông tin làm nhục, vu khống, dâm ô, đồi trụy, tội ác; hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, buôn bán người, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, làm nhục, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Sử dụng không gian mạng tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật...

Đặc biệt, nhằm ngăn chặn tận gốc những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, tại Khoản 5, Điều 39 của dự thảo Luật An ninh mạng quy định: Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích và an ninh quốc gia Việt Nam và lợi ích của người sử dụng, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện và máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo mật thông tin người dùng và thông tin tài khoản của người dùng; xử lý nghiêm các hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật. Đây là quy định hoàn toàn phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trên lĩnh vực này, đồng thời không làm ảnh hưởng tới việc lưu thông thông tin và dữ liệu giữa các nền kinh tế. Hiện nay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng đều đặt hệ thống máy chủ ở nước ngoài khiến công tác quản lý gặp khó khăn, đặc biệt là khi các tổ chức, cá nhân lợi dụng mạng để nói xấu chế độ, bôi nhọ, xuyên tạc lãnh tụ, làm ảnh hưởng đến tình hình trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia.

Chưa hết, ngày nay có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet qua biên giới đã và đang tiến hành kinh doanh trên mạng và thu hàng tỷ đô la từ người sử dụng dịch vụ mạng ở nước ta. Thế nhưng họ không hề đóng bất cứ một đồng tiền thuế nào. Điều này tạo sự bất bình đẳng trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, nội dung dự thảo Luật An ninh mạng góp phần đảm bảo an ninh quốc gia và lợi ích của đất nước.

Ngày nay, ở bất cứ quốc gia nào cũng vậy, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng đều phải xin phép. Vì thế, mỗi quốc gia đều có một luật riêng về vấn đề an ninh mạng. Luật An ninh mạng có vai trò hết sức quan trọng, liên quan đến việc bảo vệ Tổ quốc, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chính vì vậy, sự ra đời của Luật An ninh mạng sẽ góp phần tích cực vào việc lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực này.

T.H

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
  • Việt Nam, US step up cooperation for prosperity: US Ambassador
  • Field exercise held to improve prospective peacekeepers' capacity
  • Prime Minister receives Speaker of US House of Representatives
  • Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác
  • Field exercise held to improve prospective peacekeepers' capacity
  • US President wraps up State visit to Việt Nam
  • PM meets Vietnamese community in US
推荐内容
  • Cam kết phát triển bền vững, Generali Việt Nam tăng vốn điều lệ lên hơn 8.202 tỷ đồng
  • Unprecedented efforts to realise US President Joe Biden's trip to Việt Nam: Diplomat
  • PM attends UN climate ambition summit, pandemic preparedness meeting
  • PM receives UNIDO, global vaccine alliance leaders in New York
  • Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
  • Vice President holds talks with Mozambican Prime Minister in Maputo