【kết quả net 9】Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
TP.HCM, các tỉnh Tây Nguyên và 8 nhà bán lẻ đã ký kết thỏa thuận hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa. Ảnh: Sơn Nam |
Chương trình hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa (gọi tắt là Tick xanh trách nhiệm) do TP.HCM triển khai từ tháng 3/2024. Mục tiêu hướng đến sản xuất an toàn, bền vững thông qua tín hiệu thị trường trên nguyên tắc tự nguyện, minh bạch và trung thực.
Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của cơ sở sản xuất áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ, và xem đây là cơ hội phát triển thị trường, nâng cao sức cạnh tranh. Đến nay, chương trình đã có 8 nhà bán lẻ, siêu thị hàng đầu của cả nước đồng thuận, tiên phong với vai trò dẫn dắt nhà cung cấp thuộc hệ thống tham gia.
Ông Nguyễn Ngọc Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đề nghị các sở, ngành thuộc các tỉnh Tây Nguyên quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tham gia ''Tick xanh trách nhiệm'' để tìm kiếm cơ hội thị trường bền vững dành cho các sản phẩm chất lượng cao của từng địa phương; tuyên truyền, vận động và hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tham gia ''Tick xanh trách nhiệm'' thông qua nhà bán lẻ tham gia chương trình.
Trong đó, nhà cung cấp tự kiểm soát chất lượng hàng hóa trong quá trình sản xuất, chịu giám sát và chủ động chia sẻ thông tin để ngăn chặn sản phẩm lỗi đến người tiêu dùng; nhà bán lẻ cùng hành động, cùng ngăn chặn sản phẩm kém chất lượng, tự nguyện hợp tác hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng và có chính sách hỗ trợ đặc thù đối với sản phẩm “Tick xanh trách nhiệm”; Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý và hỗ trợ các bên kiểm soát chất lượng hàng hóa; người tiêu dùng nâng cao trách nhiệm, chung tay ngăn chặn sản phẩm kém chất lượng.
Theo TS. Đào Hà Trung - Chủ tịch Hội Công nghệ cao TP.HCM, “Tick xanh trách nhiệm” là chương trình mở ra cơ hội phát triển thị trường cho các doanh nghiệp tuân thủ cam kết trách nhiệm về chất lượng. Vì vậy, các tỉnh Tây Nguyên cần quan tâm thúc đẩy để các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia vào hệ thống.
“Rất mong muốn chính quyền các tỉnh tham gia vào hệ thống này bởi qua hệ thống chúng ta có cơ hội giới thiệu những sản phẩm mà chính quyền kiểm soát tốt và đề xuất thẳng với các nhà bán lẻ. Ở đây có 5 tỉnh, các doanh nghiệp nào làm tốt thì đưa vào đề xuất và như vậy hệ thống bán lẻ sẽ tự động nhìn thấy những sản phẩm nào họ yên tâm hơn. Vì chúng ta không thể nào đẩy hết trách nhiệm cho nhà bán lẻ mà phải có tất cả mọi người cùng hỗ trợ với nhau” - TS. Đào Hà Trung cho biết.
Dịp này, TP.HCM, các tỉnh Tây Nguyên và 8 nhà bán lẻ đã ký kết thỏa thuận hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa. Trong đó, các tỉnh Tây Nguyên có trách nhiệm thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia ‘‘Tick xanh trách nhiệm’’, cung ứng sản phẩm chất lượng cao của địa phương mình cho các hệ thống phân phối. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Phát hiện ngỡ ngàng: Ăn phân giúp nhiều loài động vật phát triển khỏe mạnh hơn
- ·Tết Dương lịch 2024: Transerco phục vụ hơn 10.000 lượt xe buýt mỗi ngày
- ·TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vụ vi phạm kinh doanh phân bón, hóa chất
- ·Gạo Việt củng cố vị trí
- ·Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- ·Tiếp tục khởi tố ông Đinh Trường Chinh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- ·Nghệ An: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong dịp Tết
- ·Bắt giam 3 đối tượng mua bán gấu chó, rắn hổ chúa ở Hà Tĩnh
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng
- ·Những dấu ấn vẻ vang, ngành Tài chính lớn lên cùng đất nước
- ·Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- ·Hải Phòng phát hiện 46 vụ vi phạm qua máy soi container
- ·Quản lý thị trường: Phối hợp chặt chẽ, đấu tranh quyết liệt
- ·Hỗ trợ kinh phí đào tạo cho lưu học sinh Lào, Campuchia
- ·Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- ·Năm 2023, Kho bạc Nhà nước huy động vốn qua phát hành trái phiếu chính phủ đạt 98%
- ·Bộ Tài chính tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng
- ·Không cấm sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp, mua sắm, sửa chữa tài sản công
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Chính sách tài khóa là động lực chính thúc đẩy, tạo đà tăng trưởng kinh tế