【số liệu thống kê về theo hernandez】Cá tra Việt Nam sẽ mang về 2 tỷ USD xuất khẩu năm 2025
Thị trường đang rộng mở nếu có định hướng chiến lược căn cơ
Báo cáo tại Hội nghị “Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025” trong khuôn khổ Ngày hội cá tra Đồng Tháp - năm 2024 vừa qua,átraViệtNamsẽmangvềtỷUSDxuấtkhẩunăsố liệu thống kê về theo hernandez Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, sản lượng cá tra năm 2024 ước tính đạt 1,67 triệu tấn, bằng 99% so với cùng kỳ năm 2023 (theo số liệu báo cáo của địa phương). Tính đến ngày 15/10/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,56 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng là không đồng đều do có sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia và dòng sản phẩm cá thịt trắng khác.
Theo dự báo của FAO, tới năm 2030, tiêu thụ thủy sản làm thực phẩm trên thế giới dự kiến sẽ tăng 18% (tương đương 28 triệu tấn) so với năm 2018. Châu Á sẽ tiêu thụ mạnh nhất, chiếm khoảng 71% (183 triệu tấn thuỷ sản), trong khi Châu Mỹ Latinh tiêu thụ ít nhất. Dự kiến tiêu thụ ở Châu Mỹ Latinh tăng 33%, Châu Phi (27%), Châu Đại Dương (22%) và Châu Á (19%). Tiêu thụ bình quân đầu người dự kiến đạt 21,5 kg vào năm 2030, tăng từ 20,5 kg năm 2018. Tới năm 2030, thuỷ sản nuôi sẽ chiếm khoảng 59% lượng tiêu thụ thủy sản, tăng từ 52% vào năm 2018. Thủy sản nuôi sẽ tiếp tục đáp ứng nhu cầu và tiêu dùngnhờ sự chuyển đổi một số loài từ khai thác tự nhiên sang nuôi.
Về thị hiếu, tiêu thụ thủy sản chế biến nhanh, ăn liền và tiện dụng cũng gia tăng. Thêm vào đó, ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua thủy sản ở các siêu thị, giao dịch thủy sản online đang phát triển khá nhanh, dẫn đầu là Trung Quốc. Người tiêu dùng ở các nước phát triển cũng sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm có nhãn phát triển bền vững và các yêu cầu về sức khỏe, dinh dưỡng. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệpthủy sản cần đầu tưđể tiếp cận người tiêu dùng tốt hơn. Biến đổi khí hậu cùng với sự thay đổi về lũ trên thượng nguồn ảnh hưởng tới lượng nước ngọt trên sông Mê Kông và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có thể sẽ tác động đến hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung và hoạt động nuôi cá tra nói riêng trong tương lai.
Đặc biệt, trong tháng 10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã thăm và làm việc với một số quốc gia Trung Đông, theo đó nhấn mạnh về việc phát triển sản phẩm Halal và tăng cường xuất khẩu các sản phẩm này sang các thị trường Hồi giáo. Hơn nữa, Việt Nam cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh COP 26 sẽ giảm 30% lượng phát thải CO2 so với kịch bản “kinh tếphát triển bình thường” và nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sản xuất lên 20% vào năm 2030 nhằm đối phó với biến đổi khí hậu là thách thức đối với ngành hàng cá tra trong giai đoạn tới. Vì vậy, ngành hàng cá tra cần hoạch định căn cơ hơn các nhiệm vụ, nội dung quan trọng cần thực hiện trong giai đoạn tới cần hiệu quả hơn, nhằm thích ứng với yêu cầu của thị trường, góp phần duy trì hoạt động sản xuất trong nước…
Thách thức
Theo Cục Thủy sản, ngành hàng cá tra vùng ĐBSCL đang đối diện với 3 tồn tại lớn cần có giải pháp khắc phục hiệu quả hơn.
Một là về con giống: tỷ lệ sống trong quá trình ương dưỡng từ cá tra bột lên cá tra giống chưa được cải thiện đáng kể. Cá bố mẹ tham gia sinh sản có nguồn gốc từ cá được chọn lọc, nâng cao chất lượng di truyền chiếm tỷ lệ chưa cao (chiếm 25%). Tỷ lệ cơ sở ương dưỡng giống cá tra được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện còn thấp (chỉ chiếm 5,3%)
Đồng Tháp tập trung nâng cao tỉ lệ cơ sở ương dưỡng giống cá tra được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện, ảnh: Báo Đồng Tháp online |
Hai là chi phí sản xuất cá tra nguyên liệu ngày càng tăng do giá nguyên liệu đầu vào như thức ăn, nhiên liệu, chi phí cho lao động cao. Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước thải cho nuôi trồng thuỷ sản còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế sản xuất nuôi trồng thuỷ sản. Cơ sở nuôi nhỏ lẻ chưa tham gia vào chuỗi liên kết khó tiếp cận thông tin và thực hiện tốt các quy định về an toàn thực phẩm, nguồn vốn còn hạn chế, không tham gia liên kết chuỗi, dần dần có nguy cơ bị loại trừ và bị thay thế bởi các công ty lớn.
Ba là sản phẩm và thị trường, sản phẩm giá trị gia tăng còn chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu vẫn là sản phẩm đông lạnh. Hơn nữa, việc phụ thuộc vào một số thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia trong khối ASEAN khiến ngành hàng cá tra có thể gặp bất lợi nếu các thị trường này có thay đổi về chính sách hoặc yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm. Thiếu sự phối hợp và cạnh tranh quá mức giữa các nhà chế biến, xuất khẩu Việt Nam cùng với chất lượng chưa đồng đều đã ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu sản phẩm cá tra Việt Nam.
Thủy sản nuôi sẽ tiếp tục đáp ứng nhu cầu và tiêu dùng nhờ sự chuyển đổi một số loài từ khai thác tự nhiên sang nuôi. Về thị hiếu, tiêu thụ thủy sản chế biến nhanh, ăn liền và tiện dụng cũng gia tăng. Thêm vào đó, ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua thủy sản ở các siêu thị, giao dịch thủy sản online đang phát triển khá nhanh, dẫn đầu là Trung Quốc. Người tiêu dùng ở các nước phát triển cũng sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm có nhãn phát triển bền vững và các yêu cầu về sức khỏe, dinh dưỡng. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp thủy sản cần đầu tư để tiếp cận người tiêu dùng tốt hơn.
Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra cần chuẩn bị gì để vươn ra biển lớn?
Theo Định hướng của ngành nông nghiệp đến năm 2025, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị sản xuất các lĩnh vực có lợi thế, thâm dụng tài nguyên thấp. Căn cứ Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 16/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030, mục tiêu đến năm 2025: Sản lượng cá tra nuôi đạt 1,65 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 02 tỷ USD. Trong bối cảnh đó, giải pháp cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra được khuyến cáo các giải pháp:
Tiếp tục nghiên cứu, cải tiến sản phẩm; sản xuất sản phẩm chế biến sẵn, sản phẩm giá trị gia tăng cho thị trường ăn nhanh hoặc sản phẩm mới từ cá tra như chả cá, giò cá, cá tra chiên sẵn, cá tra hấp..., giúp nâng cao giá trị và phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường.
Quan tâm xây dựng thương hiệu riêng cho dòng sản phẩm hoặc thương hiệu của doanh nghiệp cá tra góp phần gia tăng giá trị và duy trì thị phần xuất khẩu. Các doanh nghiệp có thể xem xét tham gia Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030 (Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 01/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tham khảo công văn số 3443/BKHCN-CNN ngày 13/9/2024 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc thông báo kêu gọi đề xuất sản phẩm quốc gia thuộc Chương trình phát triển SPQG đến năm 2030).
Cân nhắc kỹ lưỡng việc tham gia các chương trình chứng nhận môi trường quốc tế như Carbon Trust hoặc ISO 14064 về quản lý carbon hoặc ISO 14067 về khí nhà kính – dấu chân cacbon của sản phẩm, hoặc Ecomark… giúp minh bạch hóa việc giảm thiểu khí thải, xây dựng hình ảnh thương hiệu xanh và bền vững, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường.
Bên cạnh các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Trung Quốc, doanh nghiệp cần tìm kiếm và phát triển các thị trường mới tiềm năng như Trung Đông, Đông Âu, và Nam Mỹ. Các sản phẩm cá tra có thể được xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo nếu đáp ứng được yêu cầu chứng nhận Halal. Do đó, việc phát triển các sản phẩm Halal sẽ giúp gia tăng thị phần tại các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi và Đông Nam Á. Các tổ chức chứng nhận Halal nổi tiếng bao gồm: JAKIM (Malaysia), MUI (Indonesia), Halal Food Council (Pakistan) và IFS (International Halal Standard). Việc có chứng nhận từ các tổ chức này sẽ giúp sản phẩm thủy sản được chấp nhận tại các thị trường Hồi giáo.
Từng bước thay thế công nghệ sử dụng năng lượng không tái tạo bằng công nghệ tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Doanh nghiệp sản xuất thức ăn cần quan tâm, nghiên cứu sản xuất thức ăn hỗn hợp theo tiêu chuẩn Halal, phục vụ cho nhu cầu nuôi cá tra theo tiêu chuẩn này.
Quan tâm, nghiên cứu và từng bước thay thế bột cá, dầu cá trong sản xuất thức ăn bằng nhiều loại nguyên liệu thức ăn thay thế có nguồn gốc thực vật, côn trùng, vi tảo, protein vi sinh vật, rong biển. Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm cá tra cần quan tâm việc thử nghiệm nuôi và chứng nhận Halal cho sản phẩm cá tra nguyên liệu, phục vụ cho chế biến, xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo, nhưng cũng nên cẩn trọng cân nhắc việc nuôi, chứng nhận Halal theo đơn đặt hàng của nhà máy chế biến, nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất.
Để đạt sản lượng cá tra nuôi đạt 1,65 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2025 theo mục tiêu đề ra, ngành thủy sản khuyến cáo: cần chủ động sản xuất, cung ứng được trên 70% nhu cầu cá tra bố mẹ chọn giống. Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đầu mối thiết yếu đáp ứng yêu cầu sản xuất cho trên 30 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và vùng sản xuất giống tập trung, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho trên 30% sản lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản. Khuyến khích mở rộng diện tích nuôi theo các tiêu chuẩn để tạo sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, phù hợp với nhu cầu, yêu cầu thị trường tiêu thụ. Khuyến khích áp dụng công nghệ nuôi mới, tiết kiệm nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và công nghệ xử lý nước thải, bùn thải để bảo vệ môi trường.
"Cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá tra Việt Nam thông qua việc cải tiến công nghệ, kiểm soát chất lượng chặt chẽ từ nuôi trồng đến chế biến và đạt các chứng nhận liên quan đến an toàn thực phẩm, khí nhà kính, an toàn môi trường, tôn giáo (Halal), giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều, gia tăng giá trị của ngành hàng cá tra", Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân nhấn mạnh.
(责任编辑:La liga)
- ·Nhận định, soi kèo Biskra vs Mecheria, 22h00 ngày 6/1: Xốc lại tinh thần
- ·Kỹ thuật đơn giản giúp loại bỏ stress trong tích tắc của người Nhật
- ·Bình gas mini phát nổ cặp vợ chồng bị bỏng nặng
- ·Những nguyên nhân đơn giản này lại khiến hộp số ô tô 'chết' nhanh chóng
- ·Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp
- ·Đồ bơi hè 2017 dành cho chị em sôi động với nhiều mẫu mã và kiểu dáng mới
- ·Rượu thuốc tự ngâm 'thần dược' hay 'độc dược'
- ·Táo quân 2018: Những hình ảnh mới nhất từ buổi ghi hình
- ·Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
- ·Các chất tẩy rửa cũng gây tổn hại cho phổi không kém thuốc lá
- ·Các ngân hàng chi hàng tỷ đồng thưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Dùng điện thoại nguy hiểm thế này mà ai cũng ngó lơ
- ·Hội chứng chết người trong sản phụ khoa
- ·Chỉ mặt các loại trái cây là ‘kẻ thù’ đáng sợ của người bị đau dạ dày
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·Dùng củ nghệ kiểu này bảo sao đang 'lành' thành 'què'
- ·Đồ bơi giá rẻ Trung Quốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ
- ·Chuyên gia cảnh báo: Sản phẩm làm đẹp có thể chỉ khiến bạn tốn tiền hơn
- ·Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
- ·Mỗi tháng nhuộm tóc một lần cô gái bị xơ gan trầm trọng