【kết quả bayen】Hàng XK có nguồn gốc thực vật hết lo chậm thông quan
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Thời gian qua,àngXKcónguồngốcthựcvậthếtlochậmthôkết quả bayen DN và cơ quan Hải quan đã cùng phản ánh về tình trạng khi làm thủ tục XK hàng hóa có nguồn gốc thực vật thông qua hệ thống thông quan điện tử thường bị chậm trễ, trong đó có nguyên nhân liên quan đến hàng hóa XK có nguồn gốc thực vật yêu cầu phải kiểm dịch.
Theo Tổng cục Hải quan, trong quy định về thủ tục hải quan hiện nay, lô hàng XK được phân “luồng Xanh” được miễn kiểm tra hải quan và hàng hóa được thông quan ngay sau khi DN hoàn thành việc khai báo hải quan trên mạng điện tử; lô hàng được phân “luồng Xanh có điều kiện” là lô hàng được miễn kiểm tra hải quan nhưng công chức hải quan vẫn phải kiểm tra thủ công các yêu cầu về quản lý chuyên ngành (trong đó có yêu cầu kiểm dịch), nếu lô hàng không phải kiểm dịch thì được thông quan sau khi kiểm tra, nếu lô hàng phải kiểm dịch thì DN nộp giấy chứng nhận kiểm dịch mới được thông quan.
Liên quan đến các hàng hóa XK có nguồn gốc thực vật, các văn bản pháp luật hiện hành quy định hàng hóa XK có nguồn gốc thực vật chỉ phải kiểm dịch trong một số trường hợp: Điều ước quốc tế quy định phải kiểm dịch; nước NK hàng hóa yêu cầu phải kiểm dịch; hợp đồng mua bán yêu cầu kiểm dịch; chủ hàng hóa XK yêu cầu kiểm dịch.
Tuy nhiên, vướng mắc phát sinh khi Tổng cục Hải quan thiếu thông tin cụ thể về danh sách các nước có yêu cầu kiểm dịch; hơn nữa hồ sơ xuất khẩu cũng không yêu cầu DN nộp hợp đồng mua bán hàng hóa (trừ lô hàng XK có liên quan đến chính sách thuế).
Do đó, để kiểm soát hàng hóa XK có nguồn gốc thực vật, Tổng cục Hải quan đã phải mã hóa toàn bộ hàng hóa XK có nguồn gốc thức vật ban hành kèm theo Thông tư 40/2012/TT-BNBPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào "luồng Xanh có điều kiện", dẫn đến việc phải kéo dài thời gian thông quan đối với lô hàng XK không phải kiểm dịch.
Mới đây, để tháo gỡ vướng mắc trên, đồng thời hoàn thiện thêm hệ thống quản lý rủi ro nhằm thông quan nhanh hàng hóa, Bộ Tài chính đã có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần cung cấp thông tin về các điều ước quốc tế có yêu cầu kiểm dịch, tên các nước có yêu cầu kiểm dịch gửi cho Tổng cục Hải quan. Thông tin đó sẽ được cập nhật vào hệ thống quản lý rủi ro phân luồng hàng hóa tự động chính xác đối với với lô hàng XK vào các nước có yêu cầu kiểm dịch.
Cùng với đó, Bộ Tài chính đã yêu cầu Tổng cục Hải quan có trách nhiệm cập nhật Danh sách các nước có yêu cầu phải kiểm dịch để ứng dụng phân luồng tự động kiểm soát các lô hàng XK vào nước có yêu cầu kiểm dịch mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện. Cơ quan Hải quan chỉ thông quan hàng hóa khi DN nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch cấp.
Đối với hàng hóa XK vào nước không có yêu cầu kiểm dịch nhưng hợp đồng mua bán hàng hóa có yêu cầu kiểm dịch, DN làm thủ tục kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về kiểm dịch thực vật; đồng thời gửi Giấy chứng nhận kiểm dịch cho ngươi mua hàng theo hợp đồng đã ký kết. Cơ quan Hải quan không yêu cầu DN nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch khi làm thủ tục XK hàng hóa trong trường hợp này. Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa không yêu cầu kiểm dịch, DN làm thủ tục XK hàng hóa theo quy định hiện hành.
Theo thông tin cung cấp từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam là thành viên tham gia Công ước Bảo vệ thực vật quốc tế (IPPC), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việt Nam và các nước thành viên của WTO, IPPC đều quy định các lô hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật phải được kiểm dịch và có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật nước XK cấp kèm theo lô hàng.
Về hợp tác song phương, Việt Nam đã ký kết các Hiệp định hợp tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật với 9 nước (Cu Ba, Nga, Mông Cổ, Chi Lê, Rumani, Trung Quốc, Belarus, Uzbekistan, Kazakhtan).
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị Bộ Tài chính phối hợp thực hiện tốt việc kiểm dịch các lô hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật XK theo quy định và thông tin cho DN biết để tránh những tổn thất không đáng có.
Trong thời gian vừa qua nhiều trường hợp do sơ suất, không làm thủ tục kiểm dịch thực vật cho lô hàng XK, dẫn đến hàng hóa bị tiêu hủy, tái xuất hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý gây tổn thất cho DN.
Ngọc Linh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
- ·Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ
- ·Phân loại cấp độ dịch theo Nghị quyết 128 của Chính phủ
- ·Lý giải sức hút đặc biệt của dự án TNR GoldSeason
- ·Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- ·“Bắt mạch” thị trường nghỉ dưỡng ven đô 2018
- ·TP.Dĩ An: Thành lập 5 trạm y tế lưu động trong Khu công nghiệp
- ·Bất động sản TP.HCM: Đất nền
- ·Siêu máy tính dự đoán Brisbane Roar vs Newcastle Jets, 16h00 ngày 7/1
- ·Bộ Y tế thông tin về tăng hạn vaccine Abdala từ 6 tháng lên 9 tháng
- ·Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- ·Vừa ra mắt, 18 lô biệt thự Monaco HaLong đã có chủ
- ·Đầu tư bất động sản: Đổ tiền mua căn hộ đắc địa cho thuê
- ·TP HCM chưa cho phép F0 không triệu chứng đi làm để tránh lây lan dịch
- ·Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- ·Ba tiêu chuẩn sống còn về hệ thống PCCC ở chung cư cao tầng
- ·Bộ Văn hóa
- ·WHO kêu gọi châu Á
- ·Chủ tịch huyện ở TT
- ·Bình Dương sẽ phát triển trung tâm chăm sóc sức khỏe của khu vực